TIN TỨC

Tin mới nhất

8 ngày trước

538 lượt xem

[Thông báo] Hoàn trả số dư và thu phí Quản lý thông tin tài khoản

Kính gửi: Quý Khách Hàng Chúng tôi: Công ty Cổ phần Thương mại Điện tử Bảo Kim ("Baokim") Địa chỉ: Số 311-313 Đường Trường Chinh, Phường Khương Mai, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam Đại diện bởi: Ông Hoàng Thế Thanh – Chức vụ: Giám đốc Mã số doanh nghiệp: 0104432131 Tiếp nối Thông báo về việc thực hiện việc cập nhật thông tin, xác thực thông tin và liên kết Ví điện tử mà Baokim đã gửi tới Quý Khách Hàng vào ngày 28/02/2023, Baokim tiếp tục gửi thông báo đến Quý Khách Hàng về việc hoàn trả số dư và thu phí Quản lý thông tin tài khoản đối với (các) Ví điện tử không thực hiện cập nhật, xác thực thông tin và liên kết Ví điện tử theo nội dung Thông báo ngày 28/02/2023 ("Tài khoản") với nội dung chi tiết như dưới đây: 1. Quy định về việc hoàn trả số dư: a. Hình thức tiếp nhận: Quý Khách Hàng vui lòng liên hệ với Bộ phận chăm sóc khách hàng của Baokim thông qua một trong các hình thức sau: Liên hệ qua tổng đài điện thoại: 024.710.78.999; Gửi email cho Baokim: hotrokhachhang@baokim.vn; Liên hệ tại trụ sở của Baokim tại Số 311-313 đường Trường Chinh, Phường Khương Mai, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam; b. Hồ sơ đính kèm: - Quý Khách Hàng điền đầy đủ thông tin và ký vào Đơn đề nghị tra soát giao dịch theo biểu mẫu đính kèm Thông báo này, gồm: Họ và tên chủ tài khoản Ví điện tử; Số CMND/CCCD; Số tài khoản Ví điện tử; Số điện thoại; Email; Nội dung yêu cầu; Số tiền yêu cầu; - Hồ sơ/chứng từ Quý Khách Hàng cung cấp kèm theo Đơn đề nghị tra soát giao dịch cho Baokim để làm cơ sở đối chiếu và lưu trữ thông tin, gồm: Bản chụp từ bản gốc Đơn đề nghị tra soát giao dịch khiếu nại đã có đủ chữ ký và dấu (nếu có) của Quý Khách Hàng; và Bản chụp từ bản gốc CMND/CCCD và ảnh Selfie; hoặc Bản chụp Tài khoản ngân hàng đã liên kết với tài khoản; hoặc Chứng từ khác (nếu có): Hình ảnh các giao dịch đã phát sinh (gồm hình ảnh giao dịch trên website baokim/vn hoặc plus.baokim.vn của Baokim hoặc giao dịch khác trên nền tảng của đối tác thứ 3 nhưng có liên quan nhận tiền/rút tiền về tài khoản Ví điện tử của Baokim. Tải biểu mẫu tại đây. c. Thời gian tiếp nhận và phản hồi thông tin: Trong vòng 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày Baokim nhận đủ hồ sơ và tài liệu tại mục (b) nêu trên qua email hotrokhachhang@baokim.vn. 2. Quy định về việc thu Phí quản lý thông tin tài khoản: Mục đích: Duy trì hệ thống quản lý, lưu trữ thông tin, quy trình vận hành đối với tài khoản của Quý Khách Hàng, bao gồm nhưng không giới hạn ở việc duy trì hệ thống máy chủ, cơ sở dữ liệu, nguồn lực vận hành để đảm bảo quá trình tra cứu, thực hiện thủ tục xác thực và hoàn trả số dư còn lại trong Tài khoản của Quý Khách Hàng Đối tượng bị thu phí: Những Tài khoản nhận được thông báo và đến ngày 30/06/2023 chưa thực hiện/chưa hoàn thành thủ tục hoàn trả số dư theo quy định tại mục 1 của thông báo này với Baokim. 3. Phí Quản lý thông tin tài khoản: Đơn vị tính: VNĐ Stt Loại phí Mức phí (đã bao gồm VAT) Ghi chú 1 Phí Quản lý thông tin tài khoản 11.000/Tài khoản/tháng - Đối với các Tài khoản còn số dư dưới 11.000 VNĐ, thì Baokim thực hiện thu phí tương ứng với tổng số dư còn lại. - Thời điểm thu phí là vào ngày cuối cùng của tháng và chỉ thu phí đối với những Tài khoản đến ngày thu phí nhưng chưa hoàn thành/chưa thực hiện thủ tục hoàn trả số dư với Baokim. - Phương thức thanh toán phí là khấu trừ trực tiếp vào số dư còn lại của Tài khoản. - Kỳ thu phí đầu tiên vào ngày 30/06/2023 đối với những Tài khoản mà đến ngày 30/06/2023 và Quý Khách Hàng chưa hoàn thành/chưa thực hiện thủ tục hoàn trả số dư với Baokim. Trân trọng cảm ơn!

22 ngày trước

421 lượt xem

Kết quả hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt năm 2022 và giải pháp tiếp tục triển khai đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2021 - 2025

Triển khai Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) giai đoạn 2021 - 2025 ban hành kèm theo Quyết định số 1813/QĐ-TTg ngày 28/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ, ngày 17/12/2021, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) ban hành Quyết định số 2006/QĐ-NHNN về Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 1813/QĐ-TTg với mục tiêu tạo sự chuyển biến sâu, rộng về TTKDTM trong nền kinh tế, thúc đẩy sử dụng các phương tiện, dịch vụ TTKDTM và đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong triển khai thực hiện năm 2022. Khách hàng quét mã Baokim VietQR để thanh toán tại quầy của Chuỗi thời trang Torano. Ảnh: Thanh Tuấn. Để thúc đẩy TTKDTM theo Đề án trên, trong năm 2022, NHNN đã tập trung nghiên cứu nhiều giải pháp, xây dựng, hoàn thiện và triển khai nhiều văn bản quy phạm pháp luật trong hoạt động thanh toán, cụ thể: (i) Nghiên cứu, xây dựng Dự án Luật các hệ thống thanh toán trên cơ sở rà soát Luật Các tổ chức tín dụng (TCTD), Luật NHNN, thực tiễn hoạt động thanh toán tại Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng, triển khai Luật về hệ thống thanh toán tại một số nước trên thế giới. (ii) Tiếp tục hoàn thiện và trình Chính phủ Nghị định về TTKDTM1. Đồng thời, chủ động triển khai nghiên cứu, xây dựng các dự thảo Thông tư hướng dẫn về hoạt động trung gian thanh toán, TTKDTM, giám sát các hệ thống thanh toán, mở và sử dụng tài khoản, thẻ ngân hàng. (iii) NHNN đã thành lập Tổ công tác nghiên cứu, tham mưu về tiền kỹ thuật số quốc gia với sự tham gia của một số bộ, ngành, cơ quan liên quan và triển khai một số nghiên cứu về vấn đề này. (iv) Triển khai xây dựng công cụ giám sát dịch vụ trung gian thanh toán dựa trên thu thập dữ liệu bằng phương thức điện tử nhằm hỗ trợ công tác giám sát của NHNN đối với dịch vụ trung gian thanh toán. (v) Triển khai thực hiện Thông tư hướng dẫn mở tài khoản thanh toán của cá nhân bằng phương thức điện tử2 - eKYC, Thông tư hướng dẫn phát hành thẻ bằng eKYC3, cho phép khách hàng có thể mở tài khoản thanh toán, mở thẻ ngân hàng trực tuyến từ xa mà không cần phải đến quầy giao dịch của ngân hàng. (vi) Triển khai Quyết định số 316/QĐ-TTg ngày 09/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt triển khai thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ (Mobile-Money) cho phép người dân khó tiếp cận dịch vụ ngân hàng ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa có thể tiếp cận, sử dụng Mobile-Money để thanh toán hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ, chuyển tiền, nạp/rút tiền mặt. (vii) Tiếp tục triển khai thỏa thuận hợp tác kết nối thanh toán song phương Việt Nam - Thái Lan về thanh toán bán lẻ sử dụng QR Code với mục tiêu thúc đẩy TTKDTM, giảm chi phí giao dịch và tăng cường sử dụng đồng bản tệ mỗi nước.   KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT 2022 Hạ tầng thanh toán vận hành ổn định, thông suốt, hoạt động TTKDTM năm 2022 đạt được nhiều kết quả tích cực.  Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng (TTĐTLNH), hệ thống chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử hoạt động ổn định, thông suốt, tăng trưởng cao về cả số lượng lẫn giá trị giao dịch. Trong 11 tháng đầu năm 2022, TTKDTM qua các hệ thống thanh toán đạt mức tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm 2021: (i) Số lượng giao dịch nội tệ qua hệ thống TTĐTLNH đạt trên 141,82 triệu giao dịch với giá trị đạt trên 177,23 triệu tỷ đồng, tăng tương ứng 0,56% về số lượng và 31,39% về giá trị giao dịch; (ii) Hệ thống chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử xử lý hơn 3.770,15 triệu giao dịch với giá trị giao dịch đạt trên 38.101 nghìn tỷ đồng, tăng 99,79% về số lượng và 106,09% về giá trị. Về mạng lưới thiết bị phục vụ giao dịch thanh toán, đến cuối tháng 11/2022, toàn thị trường có 20.889 ATM, tăng 3,6% so với cùng kỳ năm 2021, có 404.726 POS, tăng 28,09% so với cùng kỳ năm 2021. Kết quả 11 tháng đầu năm 2022, TTKDTM trong nền kinh tế đạt hơn 6,6 tỷ giao dịch với giá trị hơn 192,38 triệu tỷ đồng (tăng 85,6% về số lượng và 31,39% về giá trị); qua kênh Internet đạt hơn 1.192,67 triệu giao dịch với giá trị hơn 45,43 triệu tỷ đồng (tăng 89,36% về số lượng và 40,55% về giá trị); qua kênh điện thoại di động đạt hơn 3.941 triệu giao dịch với giá trị đạt gần 39,4 triệu tỷ đồng (tăng 116,1% về số lượng và 92,3% về giá trị); qua phương thức QR Code đạt hơn 59,6 triệu giao dịch với giá trị hơn 58,4 nghìn tỷ đồng (tăng 182,5% về số lượng và 210,6% về giá trị); qua POS đạt hơn 564,54 triệu giao dịch, với giá trị đạt gần 932,93 nghìn tỷ đồng (tăng tương ứng 53,57% và 48,78% so với năm 2021). Đến nay, đã có khoảng 18,8 triệu tài khoản và thẻ được mở bằng eKYC, đã có 20 ngân hàng báo cáo triển khai chính thức về mở thẻ ngân hàng bằng phương thức điện tử theo quy định tại Thông tư số 17/2021/TT-NHNN4 với hơn 13,2 triệu thẻ đang lưu hành. Trong năm 2022, các TCTD, tổ chức trung gian thanh toán đã chú trọng phát triển mạnh hệ sinh thái số với các sản phẩm, dịch vụ, phương thức thanh toán mới, an toàn, tiện lợi, đem lại lợi ích, thiết thực cho người dân, doanh nghiệp; nhiều dịch vụ, phương thức thanh toán mới như mở tài khoản/mở thẻ bằng eKYC, thanh toán/rút tiền tại ATM bằng QR Code, thanh toán thẻ chíp phi tiếp xúc (contactless chip), xác thực thanh toán sinh trắc học, mã hóa thông tin thẻ (tokenization) đã được các ngân hàng, tổ chức trung gian thanh toán tích hợp vào trong sản phẩm, dịch vụ để nâng cao tiện ích, an toàn bảo mật, qua đó góp phần phổ biến TTKDTM đến với người dân. Trong tháng 11/2022, NHNN và Ngân hàng Trung ương Thái Lan đã tổ chức Lễ công bố kết nối thanh toán bán lẻ song phương sử dụng QR Code giữa Việt Nam và Thái Lan. Về phía Việt Nam, một số ngân hàng thương mại (NHTM) tham gia như NHTM cổ phần Tiên Phong, NHTM cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam, NHTM cổ phần Sài Gòn Thương Tín. Việc hợp tác hiệu quả giữa cơ quan quản lý, doanh nghiệp và hệ thống NHTM hai nước góp phần thúc đẩy giao thương, du lịch và đặc biệt là khuyến khích sử dụng đồng bản tệ mỗi nước. NHNN tiếp tục chỉ đạo triển khai, thực hiện một số mô hình thí điểm như: (i) Thí điểm phát triển một số hình thức TTKDTM ở khu vực nông thôn tại Việt Nam dựa trên sự hợp tác của các NHTM với các tổ chức khác hướng tới khách hàng tại địa bàn nông thôn, vùng sâu, vùng xa để mở rộng, thúc đẩy TTKDTM (NHTM cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) phối hợp với Công ty Cổ phần Di động trực tuyến M-Service; NHTM cổ phần Quân đội (MB) phối hợp với Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel)); (ii) Thí điểm dịch vụ Mobile-Money, hướng tới khách hàng không có tài khoản thanh toán; phối hợp với các bộ, ngành liên quan chấp thuận cho 03 doanh nghiệp viễn thông (Tổng Công ty Viễn thông Mobifone, Tổng Công ty Truyền thông (VNPT-Media), Viettel) triển khai thí điểm dịch vụ Mobile-Money. Đến cuối tháng 9/2022, số tài khoản Mobile-Money được mở tại các doanh nghiệp thực hiện thí điểm là hơn 2,34 triệu tài khoản với hơn 8,2 nghìn điểm kinh doanh được thiết lập, đạt gần 15 triệu giao dịch với tổng giá trị hơn 929 tỷ đồng. Ngày 06/10/2022, Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam đã phối hợp với Viettel và VNPT-Media tổ chức Lễ ra mắt dịch vụ chuyển tiền giữa tài khoản Mobile-Money và tài khoản thanh toán, cho phép khách hàng có tài khoản Mobile-Money tại hai nhà mạng Viettel và VNPT có thể thực hiện giao dịch chuyển tiền trực tiếp với tài khoản thanh toán mở tại các ngân hàng và ngược lại. Thanh toán qua ngân hàng đối với các dịch vụ công tiếp tục được NHNN, các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, trung gian thanh toán quan tâm, đẩy mạnh. NHNN tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, cơ quan liên quan triển khai nhiều chính sách thúc đẩy TTKDTM đối với dịch vụ công như: (i) Phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông trong việc thúc đẩy thanh toán viện phí, học phí không dùng tiền mặt; chỉ đạo các NHTM, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, doanh nghiệp thực hiện thí điểm dịch vụ Mobile-Money tham gia hỗ trợ triển khai thanh toán trực tuyến lệ phí đăng ký xét tuyển đại học5; (ii) Phối hợp với Bộ Công an trong việc triển khai Đề án 06 (Theo Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030); (iii) Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc thúc đẩy thanh toán lệ phí, học phí không dùng tiền mặt6; (iv) Phối hợp với Văn phòng Chính phủ, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan liên quan triển khai thúc đẩy thanh toán điện tử đối với dịch vụ công, trong đó có thanh toán trực tuyến trên Cổng dịch vụ công Quốc gia. Đến nay, sau hơn 02 năm khai trương, có hơn 3,4 triệu giao dịch thanh toán trực tuyến với số tiền hơn 3,3 nghìn tỷ đồng đã được thực hiện trên Cổng dịch vụ công Quốc gia. Bên cạnh các nỗ lực phát triển hạ tầng, dịch vụ thanh toán và mở rộng cơ sở khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán, ngành Ngân hàng cũng đặc biệt quan tâm, chú trọng công tác đảm bảo an ninh, an toàn, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng, qua đó đảm bảo sự phát triển bền vững của hệ thống ngân hàng, giúp tạo lập niềm tin và sự gắn bó của khách hàng. NHNN thường xuyên, định kỳ tăng cường giám sát các hệ thống thanh toán, hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán; cảnh báo, khuyến nghị về các vấn đề rủi ro trong hoạt động thanh toán; đồng thời thường xuyên tổng hợp, phân tích dữ liệu và lập các báo cáo định kỳ về tình hình hoạt động của các hệ thống thanh toán, giám sát tình hình cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán. Mảnh ghép cuối cùng trong bức tranh phát triển TTKDTM đó chính là công tác thông tin tuyên truyền, giáo dục tài chính của NHNN và các TCTD. NHNN đã phối hợp các đơn vị liên quan và cơ quan báo chí tổ chức nhiều buổi hội thảo, tọa đàm như: Phối hợp với Báo Lao động tổ chức Hội thảo “Đẩy mạnh phát triển thẻ tín dụng nội địa tại Việt Nam” và Hội thảo “Đẩy mạnh phát triển Mobile-Money tại Việt Nam”; phối hợp với Báo Tiền phong tổ chức chuỗi sự kiện “Ngày thẻ Việt Nam năm 2022”; phối hợp với Báo Tuổi trẻ tổ chức chuỗi sự kiện “Ngày không tiền mặt - 16/6” hằng năm; phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Tiền khéo, tiền khôn”.​ Những kết quả trên cho thấy, những chính sách, quy định về thúc đẩy TTKDTM đã có tác động tích cực đến phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, đưa TTKDTM với những phương thức thanh toán phi tiền mặt như thẻ thanh toán phi tiếp xúc, thanh toán qua QR Code chuyển tiền tức thời 24/7... trở nên quen thuộc, hữu ích với người dân, doanh nghiệp. Baokim, MediaMart, Amigo Fintech hợp tác triển khai thanh toán Mua trước trả sau. Ảnh: Thanh Tuấn. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TTKDTM GIAI ĐOẠN 2021-2025 Để triển khai có hiệu quả Đề án phát triển TTKDTM giai đoạn 2021 - 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trong thời gian tới, NHNN sẽ tập trung chỉ đạo, triển khai các nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch, trong đó tập trung thực hiện tốt một số nhóm giải pháp sau: Thứ nhất, xây dựng, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về TTKDTM, trong đó tập trung hoàn thiện, trình Chính phủ ban hành Nghị định về TTKDTM; xây dựng, ban hành các Thông tư hướng dẫn Nghị định. Phối hợp với các bộ, ngành liên quan triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp nêu tại Đề án phát triển TTKDTM giai đoạn 2021 - 2025. Thứ hai, tiếp tục nâng cấp, phát triển hệ thống TTĐTLNH, hệ thống chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử đảm bảo hoạt động an toàn, hiệu quả và hỗ trợ kết nối dịch vụ của các ngân hàng với các hệ thống của các ngành, lĩnh vực, dịch vụ khác. Thứ ba, thực hiện tổng kết, đánh giá sau 02 năm thực hiện thí điểm dịch vụ Mobile-Money và kiến nghị, đề xuất chính sách quản lý phù hợp. Thứ tư, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan thúc đẩy TTKDTM trong khu vực Chính phủ, dịch vụ hành chính công, nhất là trong lĩnh vực y tế, giáo dục; tham gia xây dựng văn bản, chính sách, quy định, hướng dẫn cho việc kết nối cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; ứng dụng thẻ căn cước công dân gắn chíp trong việc xác thực và định danh khách hàng. Thứ năm, tăng cường đảm bảo an ninh, an toàn hệ thống công nghệ thông tin trong ngành Ngân hàng; bảo vệ quyền lợi hợp pháp của khách hàng; đồng thời đẩy mạnh truyền thông, giáo dục tài chính nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng cho công chúng trong sử dụng sản phẩm, dịch vụ tài chính, ngân hàng. Từ những kết quả, nền tảng đã đạt được thời gian qua cùng với giải pháp theo chương trình, kế hoạch đã được phê duyệt, ngành Ngân hàng vững tin sẽ tiếp tục đạt được nhiều thành tựu, thắng lợi mới về phát triển TTKDTM trong năm 2023. 1 Nghị định thay thế Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22/11/2012 (đã được sửa đổi, bổ sung).  2 Thông tư số 16/2020/TT-NHNN ngày 04/12/2020 của Thống đốc NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 23/2014/TT-NHNN ngày 19/8/2014 của Thống đốc NHNN hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. 3 Thông tư số 17/2021/TT-NHNN ngày 16/11/2021 của Thống đốc NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 19/2016/TT-NHNN ngày 30/6/2016 của Thống đốc NHNN quy định về hoạt động thẻ ngân hàng. 4 Thông tư số 17/2021/TT-NHNN ngày 16/11/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 19/2016/TT-NHNN. 5 Công văn số 5786/NHNN-TT ngày 19/8/2022. 6 NHNN đã có Công văn số 4908/NHNN-TT ngày 15/7/2022 gửi Học viện Ngân hàng, Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh hướng dẫn thanh toán học phí theo phương thức TTKDTM. ThS. Phạm Anh Tuấn Vụ trưởng Vụ Thanh toán, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Theo Tạp chí ngân hàng

20 ngày trước

13086 lượt xem

Webshop-Chìa khóa tăng tối đa doanh thu bán hàng online

20 ngày trước

13086 lượt xem

Tính năng quản lý bán hàng WebShop trên Baokim Plus mà các chủ shop online/streamer mong chờ chính thức ra mắt trong tháng 9. Baokim Plus là giải pháp All-in-one cho các Doanh nghiệp vừa và nhỏ, các shop bán hàng online, các streamer, giúp bạn tối ưu toàn bộ quá trình bán hàng online mà không mất nhiều nguồn lực kỹ thuật, vận hành. Tính năng tổng quan của Baokim Plus. WebShop là tính năng mới được Baokim phát triển nhằm tối ưu hoạt động quản lý bán hàng của các hộ kinh doanh online. Được nhận định là tính năng đáng mong chờ bởi Webshop có nhiều tiện ích vượt trội so với những Giải pháp hỗ trợ thanh toán đơn thuần dành cho đối tượng chủ shop online vốn ít thời gian đầu tư cho hoạt động quản lý bán hàng. Giao diện Trang sản phẩm của tính năng webshop. Tạo website sản phẩm chuyên nghiệp chỉ với vài thao tác Livestream bán hàng trong thời điểm dịch bệnh hiện nay trở nên rất phổ biến trên tất cả các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, Tiktok. Với nhiều chủ cửa hàng, việc quản lý đơn hàng trở thành một sự lo ngại và là mối bận tâm lớn, đặc biệt đối với chủ cửa hàng trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm quản lý doanh thu, dòng tiền, kho vận, khuyến mãi.  Với WebShop, các chủ shop online có thể chốt đơn ngay trên livestream. Qua vài thao tác đơn giản, người dùng có thể tạo ngay một website có tất cả thông tin mô tả của sản phẩm, quản lý thông tin đơn hàng cũng như các phương thức thanh toán thịnh hành hiện nay. WebShop cho phép đăng sản phẩm và tạo một website bán hàng riêng miễn phí của shop. Để sở hữu một website bán hàng thông thường, chủ shop tốn rất nhiều chi phí và định phí. Cụ thể, chủ shop có thể phải chi ít nhất từ 20 triệu đồng để xây dựng website bán hàng và phí khởi tạo và đăng ký tên miền. Chi phí nhân sự để xây dựng website, xây dựng nội dung, hình ảnh và vận hành, bảo trì website cũng ngốn một khoản định phí khá lớn từ túi tiền của chủ shop. Tại Baokim Plus, người dùng hoàn toàn có thể tự mình tạo ra website bán hàng bằng tính năng WebShop mà không cần đến sự giúp đỡ của nhân viên kỹ thuật. Bằng vài thao tác đơn giản (sao chép hình ảnh và nội dung thích hợp vào trang Mô tả sản phẩm), chủ cửa hàng có thể tạo một website bán hàng chuyên nghiệp với đầy đủ thông tin của sản phẩm. Quản lý bán hàng đơn giản từ A-Z Giao diện dễ sử dụng cũng chính là điểm nổi bật của Baokim Plus. Việc quản lý bán hàng trở nên rất dễ dàng cho các chủ hộ kinh doanh online, streamers bán hàng, kể cả khi chủ shop phải tự mình xử lý mọi việc. Giao diện hiện đại và dễ thao tác. Các chủ shop có thể tra cứu lịch sử giao dịch của khách hàng ngay lập tức, giúp phân biệt khách hàng cũ và khách hàng mới, từ đó có thêm thông tin để lên kế hoạch bán hàng và kế hoạch khuyến mại hiệu quả. Ngoài ra, chủ shop có thể cập nhật thông tin hay tình trạng đơn hàng chi tiết mọi lúc mọi nơi. WebShop cũng giúp chủ shop giải quyết tốt bài toán đau đầu mang tên Vận chuyển hàng hóa trong mùa dịch. Chỉ cần xác nhận yêu cầu vận chuyển bằng 1 click, hệ thống của Baokim Plus sẽ tự động gửi thông tin tới các đơn vị cung cấp dịch vụ vận chuyển đã được kết nối (Giao hàng nhanh, Giao hàng tiết kiệm, BK Ship) để chuyển hàng tới tay khách. Các tính năng quản lý bán hàng của Baokim Plus phù hợp với các ngành hàng đa dạng như thời trang, đồ gia dụng, đồ điện tử, mỹ phẩm, phụ kiện,... Hiểu được đặc điểm của những ngành hàng kể trên là sản phẩm thường không có giá bán cố định nên Webshop hỗ trợ các chủ shop online có thể điều chỉnh linh hoạt giá sản phẩm và giá khuyến mãi (theo %, giá trị sản phẩm). Ví dụ, đối với các sản phẩm được giảm giá, người dùng chỉ cần nhập giá sản phẩm và số tiền được giảm theo giá trị hoặc số phần trăm, hệ thống sẽ tự động tính ra giá tiền mới của sản phẩm.  Sử dụng Thanh toán Trả ngay và Trả góp là xu thế tất yếu khi bán hàng online Cũng trong bối cảnh dịch bệnh Covid, khách hàng hầu hết đã thay đổi về thói quen mua hàng. Nhiều cửa hàng online gặp khó khăn khi không có những giải pháp thanh toán thích hợp cho khách hàng. Khi livestream bán hàng, sai sót trong việc chốt đơn cũng là khó tránh khỏi nên việc bỏ sót đơn hàng cũng dễ xảy ra. Người bán không muốn bị “bùng” đơn, người mua cũng sợ bị “bùng” tiền. Vì thế, để tạo điều kiện và củng cố thêm niềm tin cho khách hàng khi thanh toán mua sắm, các chủ shop cần tìm ra cách thức “đi tắt đón đầu” để gia tăng tỷ lệ chốt đơn khi bán hàng qua mạng xã hội.   Phương thức Thanh toán Trả ngay và Trả góp đươc tích hợp lên website của các chuỗi bán lẻ Đệm Hồng và Hoang Tuan Technology. Ngoài tạo trang bán hàng Webshop, Baokim Plus vẫn tiếp tục hỗ trợ những phương thức thanh toán online đang thịnh hành. Những phương thức thanh toán ngay hay trả góp giúp cho khách hàng của shop có thêm nhiều lựa chọn như: Thẻ ATM nội địa Thẻ tín dụng Thẻ quốc tế Visa, Master, JCB QR code COD Trả góp Trả góp bằng thẻ tín dụng Mua trước trả sau Với những phương thức thanh toán này, khách hàng của shop có thể thoải mái lựa chọn phương thức thanh toán phù hợp với bản thân, từ đó, shop có thể gia tăng tối đa trải nghiệm khách hàng cũng như độ trung thành của khách hàng. Được nhận định là một tính năng vượt trội, WebShop mang lại nhiều lợi ích cho chủ shop online. Với giao diện dễ sử dụng, tính năng này giúp người dùng có thể tự mình thực hiện công việc một cách dễ dàng, không tốn thời gian và công sức. Chức năng tạo website đơn giản và miễn phí giúp chủ kinh doanh online giảm thiểu chi phí và định phí đáng kể. Các phương thức thanh toán trực tuyến làm tăng trải nghiệm khi mua sắm của khách hàng, giúp cho chủ cửa hàng tăng trưởng doanh thu nhanh chóng.

7 ngày trước

12990 lượt xem

Chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11

7 ngày trước

12990 lượt xem

Doanh nghiệp gặp khó khăn trong đại dịch Covid-19 được giảm thuế, thông tin người đứng đầu tiếp công dân cần nhập vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về khiếu nại tố cáo. Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh được giảm 30% thuế VAT Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 406 giảm nhiều loại thuế để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch Covid-19. Cụ thể, từ ngày 1/11 đến hết 31/12, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh được giảm 30% thuế giá trị gia tăng (VAT). Lĩnh vực sẽ được giảm thuế gồm: Dịch vụ vận tải (đường sắt, đường thủy, hàng không, đường bộ); dịch vụ lưu trú, ăn uống; đại lý du lịch, kinh doanh tour và các dịch vụ hỗ trợ liên quan quảng bá, tổ chức tour. Doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm, dịch vụ xuất bản; dịch vụ điện ảnh, chương trình truyền hình, ghi âm, xuất bản âm nhạc; sáng tác, nghệ thuật và giải trí; thư viện, lưu trữ, bảo tàng và các hoạt động văn hóa khác; thể thao, vui chơi và giải trí cũng được giảm thuế. Mức thuế giá trị gia tăng được giảm tùy thuộc vào phương pháp tính. Nếu nộp theo phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu được giảm 30% mức tỷ lệ % tính thuế giá trị gia tăng với hàng hóa, dịch vụ. Nếu nộp theo phương pháp khấu trừ sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thì được giảm 30% mức thuế này. Bên cạnh đó, đơn vị có doanh thu năm 2021 không quá 200 tỷ đồng và doanh thu giảm so với năm 2019 sẽ được giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp năm 2021. Hộ kinh doanh, cá nhân sản xuất tại các địa bàn chịu tác động của dịch trong năm 2021 sẽ được miễn thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng và các loại thuế khác phải nộp của quý III và IV/2021. Danh sách đối tượng diện được miễn thuế sẽ do Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố quyết định. Nghị quyết cũng quy định miễn tiền chậm nộp phát sinh của năm 2020-2021 với các khoản nợ tiền thuế, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất với doanh nghiệp bị lỗ năm 2020. Trường hợp doanh nghiệp đã trả tiền chậm nộp thì không được thoái hoàn. Công nhân của một doanh nghiệp ở quận Tân Bình, TP HCM may khẩu trang kháng khuẩn để xuất khẩu sang các nước Trung Đông hồi tháng 4/2020. Ảnh: Nguyệt Nhi Hoàn tất chi trả hỗ trợ cho người lao động từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp Quyết định 28 của Thủ tướng về việc thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp nêu hai mốc quan trọng trong tháng 11. Sau khi nhận được danh sách người lao động đủ điều kiện nhận hỗ trợ do cơ quan bảo hiểm xã hội gửi mà cần điều chỉnh thông tin thì muộn nhất đến hết ngày 10/11 doanh nghiệp phải hoàn thành để gửi lại cho cơ quan bảo hiểm xã hội. Danh sách này được gửi kèm theo hồ sơ chứng minh thông tin điều chỉnh. Trong 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận danh sách người lao động đúng, đủ thông tin và trong 20 ngày kể từ ngày nhận được danh sách người lao động điều chỉnh thông tin, cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả tiền hỗ trợ cho người lao động. Trường hợp không chi trả phải có thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do. Chậm nhất ngày 30/11, nếu người lao động chưa nhận được tiền hỗ trợ thì phải tự làm thủ tục trực tuyến thông qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công của Bảo hiểm xã hội Việt Nam hoặc các tổ chức cung cấp dịch vụ I-VAN hoặc ứng dụng Bảo hiểm xã hội số (VssID). Người lao động cũng có thể gửi thủ tục thông qua dịch vụ bưu chính hoặc trực tiếp tại cơ quan bảo hiểm xã hội cấp tỉnh hoặc cấp huyện. Người lao động làm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội, tháng 6/2020. Ảnh: Ngọc Thành Người đứng đầu phải trực tiếp tiếp công dân Thông tư 04 của Thanh tra Chính phủ quy định quy trình tiếp công dân có hiệu lực từ 15/11. Theo đó, người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải trực tiếp tiếp công dân để lắng nghe, xem xét, giải quyết và chỉ đạo việc giải quyết các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thuộc thẩm quyền của mình hoặc thuộc thẩm quyền của người đứng đầu cấp dưới. Người đứng đầu có trách nhiệm tiếp công dân định kỳ hoặc đột xuất theo quy định của Luật Tiếp công dân và kiểm tra, đôn đốc việc xử lý sau đó của các cơ quan, đơn vị. Việc tiếp công dân của người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải được công chức, viên chức giúp việc ghi chép đầy đủ vào sổ hoặc nhập thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; hoặc phần mềm quản lý và được lưu tại nơi tiếp công dân. Ý kiến chỉ đạo của người đứng đầu trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại trụ sở tiếp công dân phải được lập thành văn bản và gửi cho các cơ quan có liên quan để thực hiện theo đúng yêu cầu, nội dung chỉ đạo. Thời gian giải quyết phải được ấn định phù hợp với quy định pháp luật và cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm giải quyết phải gửi kết quả giải quyết cho công dân biết. Khi tiếp công dân, nếu việc rõ ràng, cụ thể, có cơ sở và thuộc thẩm quyền giải quyết thì người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải trả lời ngay; nếu phức tạp cần nghiên cứu, xem xét thì nói rõ thời hạn giải quyết và người cần liên hệ để biết kết quả. Kết thúc việc tiếp công dân, người đứng đầu cơ quan, đơn vị ra thông báo kết luận. Sinh viên được hỗ trợ kinh phí nghiên cứu khoa học Từ ngày 2/11, Thông tư quy định về hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trong cơ sở giáo dục đại học sẽ có hiệu lực. Sinh viên được quyền đề xuất, đăng ký thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học; được tạo điều kiện sử dụng cơ sở vật chất và trang thiết bị sẵn có của cơ sở giáo dục đại học để nghiên cứu. Sinh viên cũng được hỗ trợ kinh phí nghiên cứu khoa học; được công bố, hỗ trợ công bố kết quả nghiên cứu trên các tạp chí khoa học, kỷ yếu, ấn phẩm khoa học và công nghệ khác trong và ngoài nước; được hỗ trợ đăng ký quyền sở hữu trí đối với kết quả nghiên cứu. Sinh viên nghiên cứu khoa học sẽ được xem xét ưu tiên cộng điểm học tập, điểm rèn luyện; ưu tiên xét cấp học bổng và danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng theo quy định của cơ sở giáo dục. Người hướng dẫn được tính giờ nghiên cứu khoa học, được hưởng mức thù lao và các quyền lợi khác theo quy định của cơ sở giáo dục sau khi hoàn thành hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học. Nếu sinh viên nghiên cứu khoa học có kết quả xuất sắc, đạt các giải thưởng khoa học công nghệ trong và ngoài nước hoặc các kết quả nghiên cứu được áp dụng, triển khai mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội, người hướng dẫn sẽ được ưu tiên xét chọn danh hiệu thi đua các cấp và hình thức khen thưởng khác. Theo VnExpress

7 ngày trước

12801 lượt xem

Top 10 ngân hàng lãi cao nhất 9 tháng đầu năm 2021

7 ngày trước

12801 lượt xem

Chỉ sau 9 tháng đầu năm đã có 6 ngân hàng báo lãi trên 10.000 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái chỉ có 3 ngân hàng. Ngoài ra, so với cùng kỳ năm ngoái, thứ hạng năm nay có một số thay đổi. Mặc dù có một số dự báo cho rằng Techcombank sẽ vượt Vietcombank về lợi nhuận trong quý III/2021, nhưng trên thực tế, "ông lớn" Vietcombank cho thấy rằng, vị trí "quán quân" lợi nhuận của nhà băng này vẫn còn rất vững vàng. Quý III/2021, lợi nhuận trước thuế của Vietcombank đạt hơn 5.700 tỷ đồng, tăng 15,2% so với cùng kỳ. Trong khi đó, Techcombank tăng 40% và ghi nhận lãi trước thuế quý III ở mức 5.562 tỷ đồng, kém Vietcombank chưa đến 200 tỷ. Lũy kế 9 tháng đầu năm, lợi nhuận Vietcombank đạt 19.311 tỷ, tăng 21% so với cùng kỳ và duy trì vị trí "quán quân" lợi nhuận. Trong khi đó, "á quân" Techcombank có lãi trước thuế 9 tháng đầu năm 2021 ở mức 17.098 tỷ đồng. 3 ngân hàng tiếp theo có mặt trong Top 5 vẫn là những cái tên quen thuộc VietinBank, MB, VPBank với lãi trước thuế 9 tháng đầu năm 2021 lần lượt đạt 13.911 tỷ đồng, 11.885 tỷ đồng và 11.736 tỷ đồng. 5 ngân hàng còn lại trong Top 10 ngân hàng cổ phần lãi cao nhất gồm BIDV (10.733 tỷ đồng), ACB (8.968 tỷ đồng), HDBank (6.085 tỷ đồng), VIB (5.339 tỷ), SHB (5.055 tỷ). Lợi nhuận trước thuế hợp nhất của các ngân hàng TMCP 9 tháng đầu năm 2021. Nguồn: CafeF. Chỉ sau 9 tháng đầu năm đã có 6 ngân hàng báo lãi trên 10.000 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái chỉ có 3 ngân hàng. Ngoài ra, so với cùng kỳ năm ngoái, thứ hạng năm nay có một số thay đổi.  Đầu tiên là việc SHB bất ngờ tăng trưởng rất cao và lọt vào TOP 10, lợi nhuận của ngân hàng này đạt 5.055 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm, tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, TPBank rời khỏi Top 10, đứng ngay sau SHB với lợi nhuận hơn 4.300 tỷ đồng. Tại VPBank, khi " gà đẻ trứng vàng" FE Credit tăng trưởng chậm lại, ngân hàng đã tập trung đẩy mạnh tăng trưởng ở ngân hàng mẹ, theo đó, lợi nhuận của ngân hàng 9 tháng đầu năm tăng 25% đạt 11.736 tỷ đồng. Trong khi đó, MB tăng trưởng mạnh hơn với nhiều mảng kinh doanh cho kết quả khả quan. Theo đó, lợi nhuận 9 tháng đầu năm 2021 của nhà băng này tăng tới 46% so với cùng kỳ và đạt 11.885 tỷ đồng, vượt VPBank để đứng thứ 4 trong hệ thống. Theo doanhnghieptiepthi.vn

15 ngày trước

12747 lượt xem

[Tuyển dụng] - Chuyên viên kinh doanh khối Khách hàng Doanh nghiệp

15 ngày trước

12747 lượt xem

Baokim là một trong những đơn vị hoạt động trong lĩnh vực Trung gian thanh toán lâu đời nhất Việt Nam. Tại đây, chúng tôi phát triển đa dạng dịch vụ thanh toán với mục đích chuyển đổi số bộ máy vận hành cho các đơn vị doanh nghiệp, đồng thời góp phần hoàn thiện giải pháp thanh toán trực tuyến cho người dân Việt Nam. 1. Mô tả công việc - Lập và tổ chức triển khai kế hoạch kinh doanh mảng công việc được giao phụ trách - Tổ chức thu thập, phân tích, đánh giá thông tin thị trường và đưa ra đề xuất, kiến nghị - Thực hiện chiến lược, chính sách kinh doanh của Đơn vị/Công ty đã được phê duyệt - Kiểm soát các hợp đồng triển khai - Triển khai các hoạt động hỗ trợ khách hàng trong quá trình triển khai dịch vụ - Chịu trách nhiệm trong quá trình thực hiện kinh doanh phân mảng phụ trách với người phụ trách và GĐ Khối - Quản lý các hoạt động kinh doanh đảm bảo tuân thủ đúng theo quy định của Đơn vị/ Công ty và Luật pháp Việt Nam - Thực hiện và đảm bảo thực hiện đúng chiến lược kinh doanh định kì - Phối hợp Với các bộ phận trong công ty để hoàn thành công việc - Khách hàng: Tìm hiểu nhu cầu, phát hiện các vấn đề của khách hàng, sau đó kết hợp với các bộ phận nhằm đề xuất các giải pháp giải quyết vấn đề, đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Đề xuất mức phí dịch vụ hợp lý sao cho hoạt động kinh doanh có lãi, tăng trưởng bền vững trong dài hạn. - Thực hiện các nội dung trên dưới sự quản lý và thống nhất với Quản lý trực tiếp 2. Yêu cầu chung - Có kinh nghiệm trong lĩnh vực các dịch vụ thanh toán mảng giáo dục, thương mại điện tử - Khả năng giao tiếp tốt, có khả năng truyền đạt và thuyết phục - Yêu thích kinh doanh là một lợi thế 3. Tại sao bạn sẽ thích làm việc với chúng tôi? - Môi trường làm việc trẻ trung năng động - Mức lương: 15M - 20M - Review lương 1 năm một lần, không giới hạn theo năng lực - Thưởng năng suất, thưởng lợi nhuận - Được đào tạo và phát triển trên những nền tảng công nghệ tiên tiến nhất - Được làm việc với dự án có quy mô lớn, xử lý lượng dữ liệu và traffic lớn - Được hưởng đầy đủ các quyền lợi lao động theo quy định của nhà nước sau khi ký hợp đồng lao động - Có quyền tự chủ về các nguồn data tìm kiếm trong phạm vi được giao + Tự do chọn lựa kênh tìm kiếm khách hàng + Tự do phát triển nguồn AFF + Tự do chọn lựa về hình thức tìm kiếm và tư vấn khách hàng (online hoặc offline) miễn là phù hợp với văn hóa và quy định của dự án - Có quyền đưa ra ý kiến cải tiến về quy trình sản phẩm với các bộ phận phụ trách trực tiếp trong dự án (các ý tưởng để các cải tiến về quy trình, quy định, chính sách) 4. Thông tin khác - Địa điểm làm việc: Tầng 3, Hà Thành Plaza, 102 Thái Thịnh, Quận Đống Đa, Hà Nội - Thời gian làm việc: Từ 08h00 - 17h45, thứ 2 đến thứ 6. Nghỉ thứ 7, chủ nhật 5. Cách thức ứng tuyển: Ứng viên quan tâm vui lòng gửi CV qua địa chỉ email: ngocvth1@vatgia.com Liên hệ: Mrs.Ngọc - 0936581683 (Zalo)

Video

Podcast

HÔM NAY

PODCAST

Baokim Talk

Cập nhật tin tức, chia sẻ những câu chuyện về hoạt động Mua/Bán và trải nghiệm Thanh toán tại Việt Nam.

Podcast được phát hành 2 tuần/lần bởi Baokim