TIN TỨC

Tin mới nhất

8 ngày trước

538 lượt xem

[Thông báo] Hoàn trả số dư và thu phí Quản lý thông tin tài khoản

Kính gửi: Quý Khách Hàng Chúng tôi: Công ty Cổ phần Thương mại Điện tử Bảo Kim ("Baokim") Địa chỉ: Số 311-313 Đường Trường Chinh, Phường Khương Mai, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam Đại diện bởi: Ông Hoàng Thế Thanh – Chức vụ: Giám đốc Mã số doanh nghiệp: 0104432131 Tiếp nối Thông báo về việc thực hiện việc cập nhật thông tin, xác thực thông tin và liên kết Ví điện tử mà Baokim đã gửi tới Quý Khách Hàng vào ngày 28/02/2023, Baokim tiếp tục gửi thông báo đến Quý Khách Hàng về việc hoàn trả số dư và thu phí Quản lý thông tin tài khoản đối với (các) Ví điện tử không thực hiện cập nhật, xác thực thông tin và liên kết Ví điện tử theo nội dung Thông báo ngày 28/02/2023 ("Tài khoản") với nội dung chi tiết như dưới đây: 1. Quy định về việc hoàn trả số dư: a. Hình thức tiếp nhận: Quý Khách Hàng vui lòng liên hệ với Bộ phận chăm sóc khách hàng của Baokim thông qua một trong các hình thức sau: Liên hệ qua tổng đài điện thoại: 024.710.78.999; Gửi email cho Baokim: hotrokhachhang@baokim.vn; Liên hệ tại trụ sở của Baokim tại Số 311-313 đường Trường Chinh, Phường Khương Mai, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam; b. Hồ sơ đính kèm: - Quý Khách Hàng điền đầy đủ thông tin và ký vào Đơn đề nghị tra soát giao dịch theo biểu mẫu đính kèm Thông báo này, gồm: Họ và tên chủ tài khoản Ví điện tử; Số CMND/CCCD; Số tài khoản Ví điện tử; Số điện thoại; Email; Nội dung yêu cầu; Số tiền yêu cầu; - Hồ sơ/chứng từ Quý Khách Hàng cung cấp kèm theo Đơn đề nghị tra soát giao dịch cho Baokim để làm cơ sở đối chiếu và lưu trữ thông tin, gồm: Bản chụp từ bản gốc Đơn đề nghị tra soát giao dịch khiếu nại đã có đủ chữ ký và dấu (nếu có) của Quý Khách Hàng; và Bản chụp từ bản gốc CMND/CCCD và ảnh Selfie; hoặc Bản chụp Tài khoản ngân hàng đã liên kết với tài khoản; hoặc Chứng từ khác (nếu có): Hình ảnh các giao dịch đã phát sinh (gồm hình ảnh giao dịch trên website baokim/vn hoặc plus.baokim.vn của Baokim hoặc giao dịch khác trên nền tảng của đối tác thứ 3 nhưng có liên quan nhận tiền/rút tiền về tài khoản Ví điện tử của Baokim. Tải biểu mẫu tại đây. c. Thời gian tiếp nhận và phản hồi thông tin: Trong vòng 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày Baokim nhận đủ hồ sơ và tài liệu tại mục (b) nêu trên qua email hotrokhachhang@baokim.vn. 2. Quy định về việc thu Phí quản lý thông tin tài khoản: Mục đích: Duy trì hệ thống quản lý, lưu trữ thông tin, quy trình vận hành đối với tài khoản của Quý Khách Hàng, bao gồm nhưng không giới hạn ở việc duy trì hệ thống máy chủ, cơ sở dữ liệu, nguồn lực vận hành để đảm bảo quá trình tra cứu, thực hiện thủ tục xác thực và hoàn trả số dư còn lại trong Tài khoản của Quý Khách Hàng Đối tượng bị thu phí: Những Tài khoản nhận được thông báo và đến ngày 30/06/2023 chưa thực hiện/chưa hoàn thành thủ tục hoàn trả số dư theo quy định tại mục 1 của thông báo này với Baokim. 3. Phí Quản lý thông tin tài khoản: Đơn vị tính: VNĐ Stt Loại phí Mức phí (đã bao gồm VAT) Ghi chú 1 Phí Quản lý thông tin tài khoản 11.000/Tài khoản/tháng - Đối với các Tài khoản còn số dư dưới 11.000 VNĐ, thì Baokim thực hiện thu phí tương ứng với tổng số dư còn lại. - Thời điểm thu phí là vào ngày cuối cùng của tháng và chỉ thu phí đối với những Tài khoản đến ngày thu phí nhưng chưa hoàn thành/chưa thực hiện thủ tục hoàn trả số dư với Baokim. - Phương thức thanh toán phí là khấu trừ trực tiếp vào số dư còn lại của Tài khoản. - Kỳ thu phí đầu tiên vào ngày 30/06/2023 đối với những Tài khoản mà đến ngày 30/06/2023 và Quý Khách Hàng chưa hoàn thành/chưa thực hiện thủ tục hoàn trả số dư với Baokim. Trân trọng cảm ơn!

22 ngày trước

424 lượt xem

Kết quả hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt năm 2022 và giải pháp tiếp tục triển khai đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2021 - 2025

Triển khai Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) giai đoạn 2021 - 2025 ban hành kèm theo Quyết định số 1813/QĐ-TTg ngày 28/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ, ngày 17/12/2021, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) ban hành Quyết định số 2006/QĐ-NHNN về Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 1813/QĐ-TTg với mục tiêu tạo sự chuyển biến sâu, rộng về TTKDTM trong nền kinh tế, thúc đẩy sử dụng các phương tiện, dịch vụ TTKDTM và đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong triển khai thực hiện năm 2022. Khách hàng quét mã Baokim VietQR để thanh toán tại quầy của Chuỗi thời trang Torano. Ảnh: Thanh Tuấn. Để thúc đẩy TTKDTM theo Đề án trên, trong năm 2022, NHNN đã tập trung nghiên cứu nhiều giải pháp, xây dựng, hoàn thiện và triển khai nhiều văn bản quy phạm pháp luật trong hoạt động thanh toán, cụ thể: (i) Nghiên cứu, xây dựng Dự án Luật các hệ thống thanh toán trên cơ sở rà soát Luật Các tổ chức tín dụng (TCTD), Luật NHNN, thực tiễn hoạt động thanh toán tại Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng, triển khai Luật về hệ thống thanh toán tại một số nước trên thế giới. (ii) Tiếp tục hoàn thiện và trình Chính phủ Nghị định về TTKDTM1. Đồng thời, chủ động triển khai nghiên cứu, xây dựng các dự thảo Thông tư hướng dẫn về hoạt động trung gian thanh toán, TTKDTM, giám sát các hệ thống thanh toán, mở và sử dụng tài khoản, thẻ ngân hàng. (iii) NHNN đã thành lập Tổ công tác nghiên cứu, tham mưu về tiền kỹ thuật số quốc gia với sự tham gia của một số bộ, ngành, cơ quan liên quan và triển khai một số nghiên cứu về vấn đề này. (iv) Triển khai xây dựng công cụ giám sát dịch vụ trung gian thanh toán dựa trên thu thập dữ liệu bằng phương thức điện tử nhằm hỗ trợ công tác giám sát của NHNN đối với dịch vụ trung gian thanh toán. (v) Triển khai thực hiện Thông tư hướng dẫn mở tài khoản thanh toán của cá nhân bằng phương thức điện tử2 - eKYC, Thông tư hướng dẫn phát hành thẻ bằng eKYC3, cho phép khách hàng có thể mở tài khoản thanh toán, mở thẻ ngân hàng trực tuyến từ xa mà không cần phải đến quầy giao dịch của ngân hàng. (vi) Triển khai Quyết định số 316/QĐ-TTg ngày 09/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt triển khai thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ (Mobile-Money) cho phép người dân khó tiếp cận dịch vụ ngân hàng ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa có thể tiếp cận, sử dụng Mobile-Money để thanh toán hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ, chuyển tiền, nạp/rút tiền mặt. (vii) Tiếp tục triển khai thỏa thuận hợp tác kết nối thanh toán song phương Việt Nam - Thái Lan về thanh toán bán lẻ sử dụng QR Code với mục tiêu thúc đẩy TTKDTM, giảm chi phí giao dịch và tăng cường sử dụng đồng bản tệ mỗi nước.   KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT 2022 Hạ tầng thanh toán vận hành ổn định, thông suốt, hoạt động TTKDTM năm 2022 đạt được nhiều kết quả tích cực.  Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng (TTĐTLNH), hệ thống chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử hoạt động ổn định, thông suốt, tăng trưởng cao về cả số lượng lẫn giá trị giao dịch. Trong 11 tháng đầu năm 2022, TTKDTM qua các hệ thống thanh toán đạt mức tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm 2021: (i) Số lượng giao dịch nội tệ qua hệ thống TTĐTLNH đạt trên 141,82 triệu giao dịch với giá trị đạt trên 177,23 triệu tỷ đồng, tăng tương ứng 0,56% về số lượng và 31,39% về giá trị giao dịch; (ii) Hệ thống chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử xử lý hơn 3.770,15 triệu giao dịch với giá trị giao dịch đạt trên 38.101 nghìn tỷ đồng, tăng 99,79% về số lượng và 106,09% về giá trị. Về mạng lưới thiết bị phục vụ giao dịch thanh toán, đến cuối tháng 11/2022, toàn thị trường có 20.889 ATM, tăng 3,6% so với cùng kỳ năm 2021, có 404.726 POS, tăng 28,09% so với cùng kỳ năm 2021. Kết quả 11 tháng đầu năm 2022, TTKDTM trong nền kinh tế đạt hơn 6,6 tỷ giao dịch với giá trị hơn 192,38 triệu tỷ đồng (tăng 85,6% về số lượng và 31,39% về giá trị); qua kênh Internet đạt hơn 1.192,67 triệu giao dịch với giá trị hơn 45,43 triệu tỷ đồng (tăng 89,36% về số lượng và 40,55% về giá trị); qua kênh điện thoại di động đạt hơn 3.941 triệu giao dịch với giá trị đạt gần 39,4 triệu tỷ đồng (tăng 116,1% về số lượng và 92,3% về giá trị); qua phương thức QR Code đạt hơn 59,6 triệu giao dịch với giá trị hơn 58,4 nghìn tỷ đồng (tăng 182,5% về số lượng và 210,6% về giá trị); qua POS đạt hơn 564,54 triệu giao dịch, với giá trị đạt gần 932,93 nghìn tỷ đồng (tăng tương ứng 53,57% và 48,78% so với năm 2021). Đến nay, đã có khoảng 18,8 triệu tài khoản và thẻ được mở bằng eKYC, đã có 20 ngân hàng báo cáo triển khai chính thức về mở thẻ ngân hàng bằng phương thức điện tử theo quy định tại Thông tư số 17/2021/TT-NHNN4 với hơn 13,2 triệu thẻ đang lưu hành. Trong năm 2022, các TCTD, tổ chức trung gian thanh toán đã chú trọng phát triển mạnh hệ sinh thái số với các sản phẩm, dịch vụ, phương thức thanh toán mới, an toàn, tiện lợi, đem lại lợi ích, thiết thực cho người dân, doanh nghiệp; nhiều dịch vụ, phương thức thanh toán mới như mở tài khoản/mở thẻ bằng eKYC, thanh toán/rút tiền tại ATM bằng QR Code, thanh toán thẻ chíp phi tiếp xúc (contactless chip), xác thực thanh toán sinh trắc học, mã hóa thông tin thẻ (tokenization) đã được các ngân hàng, tổ chức trung gian thanh toán tích hợp vào trong sản phẩm, dịch vụ để nâng cao tiện ích, an toàn bảo mật, qua đó góp phần phổ biến TTKDTM đến với người dân. Trong tháng 11/2022, NHNN và Ngân hàng Trung ương Thái Lan đã tổ chức Lễ công bố kết nối thanh toán bán lẻ song phương sử dụng QR Code giữa Việt Nam và Thái Lan. Về phía Việt Nam, một số ngân hàng thương mại (NHTM) tham gia như NHTM cổ phần Tiên Phong, NHTM cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam, NHTM cổ phần Sài Gòn Thương Tín. Việc hợp tác hiệu quả giữa cơ quan quản lý, doanh nghiệp và hệ thống NHTM hai nước góp phần thúc đẩy giao thương, du lịch và đặc biệt là khuyến khích sử dụng đồng bản tệ mỗi nước. NHNN tiếp tục chỉ đạo triển khai, thực hiện một số mô hình thí điểm như: (i) Thí điểm phát triển một số hình thức TTKDTM ở khu vực nông thôn tại Việt Nam dựa trên sự hợp tác của các NHTM với các tổ chức khác hướng tới khách hàng tại địa bàn nông thôn, vùng sâu, vùng xa để mở rộng, thúc đẩy TTKDTM (NHTM cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) phối hợp với Công ty Cổ phần Di động trực tuyến M-Service; NHTM cổ phần Quân đội (MB) phối hợp với Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel)); (ii) Thí điểm dịch vụ Mobile-Money, hướng tới khách hàng không có tài khoản thanh toán; phối hợp với các bộ, ngành liên quan chấp thuận cho 03 doanh nghiệp viễn thông (Tổng Công ty Viễn thông Mobifone, Tổng Công ty Truyền thông (VNPT-Media), Viettel) triển khai thí điểm dịch vụ Mobile-Money. Đến cuối tháng 9/2022, số tài khoản Mobile-Money được mở tại các doanh nghiệp thực hiện thí điểm là hơn 2,34 triệu tài khoản với hơn 8,2 nghìn điểm kinh doanh được thiết lập, đạt gần 15 triệu giao dịch với tổng giá trị hơn 929 tỷ đồng. Ngày 06/10/2022, Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam đã phối hợp với Viettel và VNPT-Media tổ chức Lễ ra mắt dịch vụ chuyển tiền giữa tài khoản Mobile-Money và tài khoản thanh toán, cho phép khách hàng có tài khoản Mobile-Money tại hai nhà mạng Viettel và VNPT có thể thực hiện giao dịch chuyển tiền trực tiếp với tài khoản thanh toán mở tại các ngân hàng và ngược lại. Thanh toán qua ngân hàng đối với các dịch vụ công tiếp tục được NHNN, các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, trung gian thanh toán quan tâm, đẩy mạnh. NHNN tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, cơ quan liên quan triển khai nhiều chính sách thúc đẩy TTKDTM đối với dịch vụ công như: (i) Phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông trong việc thúc đẩy thanh toán viện phí, học phí không dùng tiền mặt; chỉ đạo các NHTM, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, doanh nghiệp thực hiện thí điểm dịch vụ Mobile-Money tham gia hỗ trợ triển khai thanh toán trực tuyến lệ phí đăng ký xét tuyển đại học5; (ii) Phối hợp với Bộ Công an trong việc triển khai Đề án 06 (Theo Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030); (iii) Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc thúc đẩy thanh toán lệ phí, học phí không dùng tiền mặt6; (iv) Phối hợp với Văn phòng Chính phủ, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan liên quan triển khai thúc đẩy thanh toán điện tử đối với dịch vụ công, trong đó có thanh toán trực tuyến trên Cổng dịch vụ công Quốc gia. Đến nay, sau hơn 02 năm khai trương, có hơn 3,4 triệu giao dịch thanh toán trực tuyến với số tiền hơn 3,3 nghìn tỷ đồng đã được thực hiện trên Cổng dịch vụ công Quốc gia. Bên cạnh các nỗ lực phát triển hạ tầng, dịch vụ thanh toán và mở rộng cơ sở khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán, ngành Ngân hàng cũng đặc biệt quan tâm, chú trọng công tác đảm bảo an ninh, an toàn, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng, qua đó đảm bảo sự phát triển bền vững của hệ thống ngân hàng, giúp tạo lập niềm tin và sự gắn bó của khách hàng. NHNN thường xuyên, định kỳ tăng cường giám sát các hệ thống thanh toán, hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán; cảnh báo, khuyến nghị về các vấn đề rủi ro trong hoạt động thanh toán; đồng thời thường xuyên tổng hợp, phân tích dữ liệu và lập các báo cáo định kỳ về tình hình hoạt động của các hệ thống thanh toán, giám sát tình hình cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán. Mảnh ghép cuối cùng trong bức tranh phát triển TTKDTM đó chính là công tác thông tin tuyên truyền, giáo dục tài chính của NHNN và các TCTD. NHNN đã phối hợp các đơn vị liên quan và cơ quan báo chí tổ chức nhiều buổi hội thảo, tọa đàm như: Phối hợp với Báo Lao động tổ chức Hội thảo “Đẩy mạnh phát triển thẻ tín dụng nội địa tại Việt Nam” và Hội thảo “Đẩy mạnh phát triển Mobile-Money tại Việt Nam”; phối hợp với Báo Tiền phong tổ chức chuỗi sự kiện “Ngày thẻ Việt Nam năm 2022”; phối hợp với Báo Tuổi trẻ tổ chức chuỗi sự kiện “Ngày không tiền mặt - 16/6” hằng năm; phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Tiền khéo, tiền khôn”.​ Những kết quả trên cho thấy, những chính sách, quy định về thúc đẩy TTKDTM đã có tác động tích cực đến phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, đưa TTKDTM với những phương thức thanh toán phi tiền mặt như thẻ thanh toán phi tiếp xúc, thanh toán qua QR Code chuyển tiền tức thời 24/7... trở nên quen thuộc, hữu ích với người dân, doanh nghiệp. Baokim, MediaMart, Amigo Fintech hợp tác triển khai thanh toán Mua trước trả sau. Ảnh: Thanh Tuấn. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TTKDTM GIAI ĐOẠN 2021-2025 Để triển khai có hiệu quả Đề án phát triển TTKDTM giai đoạn 2021 - 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trong thời gian tới, NHNN sẽ tập trung chỉ đạo, triển khai các nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch, trong đó tập trung thực hiện tốt một số nhóm giải pháp sau: Thứ nhất, xây dựng, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về TTKDTM, trong đó tập trung hoàn thiện, trình Chính phủ ban hành Nghị định về TTKDTM; xây dựng, ban hành các Thông tư hướng dẫn Nghị định. Phối hợp với các bộ, ngành liên quan triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp nêu tại Đề án phát triển TTKDTM giai đoạn 2021 - 2025. Thứ hai, tiếp tục nâng cấp, phát triển hệ thống TTĐTLNH, hệ thống chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử đảm bảo hoạt động an toàn, hiệu quả và hỗ trợ kết nối dịch vụ của các ngân hàng với các hệ thống của các ngành, lĩnh vực, dịch vụ khác. Thứ ba, thực hiện tổng kết, đánh giá sau 02 năm thực hiện thí điểm dịch vụ Mobile-Money và kiến nghị, đề xuất chính sách quản lý phù hợp. Thứ tư, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan thúc đẩy TTKDTM trong khu vực Chính phủ, dịch vụ hành chính công, nhất là trong lĩnh vực y tế, giáo dục; tham gia xây dựng văn bản, chính sách, quy định, hướng dẫn cho việc kết nối cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; ứng dụng thẻ căn cước công dân gắn chíp trong việc xác thực và định danh khách hàng. Thứ năm, tăng cường đảm bảo an ninh, an toàn hệ thống công nghệ thông tin trong ngành Ngân hàng; bảo vệ quyền lợi hợp pháp của khách hàng; đồng thời đẩy mạnh truyền thông, giáo dục tài chính nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng cho công chúng trong sử dụng sản phẩm, dịch vụ tài chính, ngân hàng. Từ những kết quả, nền tảng đã đạt được thời gian qua cùng với giải pháp theo chương trình, kế hoạch đã được phê duyệt, ngành Ngân hàng vững tin sẽ tiếp tục đạt được nhiều thành tựu, thắng lợi mới về phát triển TTKDTM trong năm 2023. 1 Nghị định thay thế Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22/11/2012 (đã được sửa đổi, bổ sung).  2 Thông tư số 16/2020/TT-NHNN ngày 04/12/2020 của Thống đốc NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 23/2014/TT-NHNN ngày 19/8/2014 của Thống đốc NHNN hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. 3 Thông tư số 17/2021/TT-NHNN ngày 16/11/2021 của Thống đốc NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 19/2016/TT-NHNN ngày 30/6/2016 của Thống đốc NHNN quy định về hoạt động thẻ ngân hàng. 4 Thông tư số 17/2021/TT-NHNN ngày 16/11/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 19/2016/TT-NHNN. 5 Công văn số 5786/NHNN-TT ngày 19/8/2022. 6 NHNN đã có Công văn số 4908/NHNN-TT ngày 15/7/2022 gửi Học viện Ngân hàng, Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh hướng dẫn thanh toán học phí theo phương thức TTKDTM. ThS. Phạm Anh Tuấn Vụ trưởng Vụ Thanh toán, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Theo Tạp chí ngân hàng

17 ngày trước

14862 lượt xem

Đã có thể Thanh toán trực tuyến tại website Shop Trẻ Thơ

17 ngày trước

14862 lượt xem

Từ tháng 12/2021, khách hàng mua hàng tại Shop Trẻ Thơ có thể thanh toán trực tuyến và trả góp thông qua hệ thống thanh toán được tích hợp trên website Shoptretho.com.vn. Đây là hành động được coi là tất yếu để Shop Trẻ Thơ có thể đứng vững và tiếp tục khẳng định vị thế là một trong những doanh nghiệp hàng đầu kinh doanh các mặt hàng dành cho đối tượng Mẹ và Bé tại Việt Nam. Chuyển mình để tiến lên hay dừng lại? Trước khi nói cụ thể tới trường hợp của Shop Trẻ Thơ, chúng ta hãy cùng nhìn lại tình hình tại Việt Nam. Theo thống kê của Bộ Công Thương Việt Nam, chỉ trong 6 tháng đầu năm 2021, có tới 70.209 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng 24,9 % so với cùng kỳ năm 2020. Những con số thực tế này đã phản ánh rõ nét tác động tiêu cực của Covid-19 tới tình hình hoạt động sản xuất và kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước nói chung.  Trong giai đoạn này, ngoài Chính phủ các nước đang tìm mọi biện phép để đối phó với dịch bệnh, thì đối tượng chịu tác động tiêu cực mạnh mẽ nhất chính là các doanh nghiệp phụ thuộc hoàn toàn vào mô hình kinh doanh truyền thống. Vì trong hoàn cảnh này, họ không những phải đối mặt với thực tế lượng khách offline giảm hẳn mà các định phí lớn khác về mặt bằng, nhân sự vẫn phải chi trả thường xuyên. Trong khi thói quen tiêu dùng và mua sắm của người dân hoàn toàn thay đổi, người tiêu dùng thân quen bắt đầu “quay lưng” với cách thức vận hành của chuỗi cửa hàng truyền thống khi các lệnh hạn chế ra ngoài ban hành, cửa hàng không hỗ trợ đặt hàng trực tuyến, thanh toán trực tuyến hay vận chuyển tận nhà, …  Khi bị bó buộc hạn chế đi lại, thì khách hàng nghiễm nhiên phải tìm sự thay thế phù hợp. Các công ty, doanh nghiệp có kênh bán hàng online, thanh toán trực tuyến, giao hàng tận tay với hàng loạt ưu đãi sẽ dễ dàng thay thế mô hình kinh doanh truyền thống. Khi dịch qua đi, không gì đảm bảo khách hàng thân thiết của bạn sẽ quay trở lại với cửa hàng, nhất là khi họ đã tìm được phương thức mua hàng tiện tới, dễ dàng, nhanh chóng hơn. Trước 1001 lý do, doanh nghiệp buộc phải chuyển mình để đứng vững, thay vì bảo thủ để tránh “gục ngã” trong mùa Covid. Shop Trẻ Thơ - chuyển mình để tiến lên Là chuỗi cửa hàng kinh doanh sản phẩm Mẹ và Bé có tiếng tại thị trường Việt Nam, trong 13 năm qua, Shop Trẻ Thơ đã chiếm lĩnh thị trường và trở thành một trong những chuỗi cửa hàng vững mạnh tại thị trường Việt Nam với 35 chi nhánh trên toàn quốc. Đánh giá về thách thức này, đại diện Shop Trẻ Thơ cho biết, cũng giống nhiều doanh nghiệp khác, Shop Trẻ Thơ chịu ảnh hưởng lớn bởi đại dịch. Người tiêu dùng chi tiêu tiết kiệm hơn với xu hướng ưu tiên cho những món đồ dùng thiết yếu trong gia đình khiến doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh. Để thích ứng với hoàn cảnh mới, thói quen tiêu dùng và mua sắm mới của nhóm khách hàng mục tiêu, Shop Trẻ Thơ bắt buộc phải “chuyển mình”, và một trong những lựa chọn quan trọng nhất là tích hợp hệ thống thanh toán trực tuyến vào website. Với hệ thống thanh toán trực tuyến Baokim Plus mà Baokim cung cấp, khách hàng của Shop Trẻ Thơ có thể tự do thanh toán bằng bất kỳ hình thức nào mà họ cho rằng tiện nhất, từ thanh toán chuyển khoản, thanh toán qua thẻ ATM, tới thẻ Tín dụng, quét mã QR, hoặc COD. Thậm chí, với những món đồ có giá trị cao, khách hàng hoàn toàn có thể thanh toán trả góp bằng Thẻ tín dụng, hoặc mua trước trả sau với sự hỗ trợ từ các công ty tài chính. Một số ƯU ĐÃI mà Shop Trẻ Thơ đang áp dụng từ 15/12 tới 31/12/2021: Mua Trả góp, khách hàng chỉ cần thanh toán lần đầu từ 250.000đ trở lên cho đơn hàng từ 1 triệu. (Tổng số tiền trả chậm sẽ được chia thành 3 kỳ thanh toán). Xem chi tiết tại đây. Ông Già Noel Shop Trẻ Thơ: Giao quà miễn phí từ ngày 18/12/2021 đến hết ngày 25/12/2021 dành cho Đơn hàng có giá trị từ 249.000VNĐ trở lên (có bán kính giao hàng không quá 10 km). Xem chi tiết tại đây. “Đồng hành cùng doanh nghiệp, tặng quà cho bé yêu”: Tặng voucher tới 500.000 cho khách hàng khi mua đồ chơi và quà tặng Noel, áp dụng đến hết ngày 31/12/2021. Xem chi tiết tại đây. Khách hàng đã có thể "mua ngay" mọi mặt hàng trên website của Shop Trẻ Thơ. Nguồn: Shop Trẻ Thơ. Ngoài các tiện ích sử dụng của hệ thống thanh toán, Shop Trẻ Thơ còn có thể sử dụng thêm các tiện ích khác mà Baokim Plus cung cấp như: dịch vụ vận chuyển, quản lý đơn hàng, quản lý khuyến mãi, quản lý ví điện tử, quản lý website, bán thêm hàng hóa số, ...

29 ngày trước

14749 lượt xem

Giới thiệu Dịch vụ Hỗ trợ Thu hộ

29 ngày trước

14749 lượt xem

Hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt của Việt Nam thời gian qua phát triển mạnh mẽ với sự tham gia sôi động của các ngân hàng thương mại, các công ty công nghệ hỗ trợ dịch vụ thanh toán, tổ chức trung gian thanh toán. Để cạnh tranh và đứng vững trên thị trường, bắt buộc các doanh nghiệp phải chuyển đổi số để thích ứng với nhu cầu và thói quen thanh toán trực tuyến của khách hàng. Trong đó, việc hợp tác với các tổ chức trung gian thanh toán để nâng cao trải nghiệm khách hàng trong thanh toán là mấu chốt để giữ chân khách hàng, nâng cao tỷ lệ chuyển đổi từ khách hàng tiềm năng thành khách hàng, từ đó nâng cao doanh số. Là đơn vị cung cấp dịch vụ trung gian thanh toán hàng đầu Việt Nam, Công ty Cổ phần Thương mại Điện tử Bảo Kim trong thời gian qua đã cung cấp dịch vụ hỗ trợ thu hộ cho nhiều khách hàng là các công ty tài chính, chứng khoán, bảo hiểm, chuỗi bán lẻ, … lớn tại Việt Nam. Trong đó, tiêu biểu là Công ty Tài chính TNHH Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng SMBC (VPB SMBC FC – FE Credit), Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIC), Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện (PTI), Khoa Quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. Dịch vụ Hỗ trợ Thu hộ mà Baokim cung cấp là gì? Dịch vụ hỗ trợ thu hộ của Baokim là dịch vụ cung cấp giải pháp hỗ trợ thu hộ tự động thông qua kết nối API nhằm giúp Đối tác thực hiện các yêu cầu về định danh giao dịch, báo cáo dòng tiền thu về một cách chính xác và tự động nhằm phục vụ nhu các hoạt động nghiệp vụ như thu hồi khoản vay (gạch nợ vay), thu tiền bán hàng (xóa công nợ), thu tiền bán bảo hiểm (xác định thời điểm bảo hiểm có hiệu lực); tiền nộp học phí,.... Tại sao Đối tác nên sử dụng Dịch vụ Hỗ trợ Thu hộ? Việc hợp tác với Baokim để hỗ trợ thu hộ giúp các Đối tác xử lý được lượng giao dịch lớn hơn với chi phí thấp hơn mô hình truyền thống, đồng thời tăng doanh thu và thị phần trong khi vẫn đảm bảo an toàn và tuân thủ các quy định của pháp luật. Qua sự hợp tác hỗ trợ thu hộ này, các Đối tác dễ dàng hơn trong việc tăng cường chuyển dịch lượng khách hàng từ kênh offline sang online, từ giai đoạn tiếp thị kỹ thuật số trên các nền tảng online, định danh (eKYC), ký kết hợp đồng (E-Sign), giải ngân (247 Disbursement), đến thanh toán không dùng tiền mặt (Cashless collection). Dịch vụ Hỗ trợ Thu hộ của Baokim vận hành như thế nào? Về tổng quan, Dịch vụ Hỗ trợ Thu hộ mà Baokim cung cấp sẽ vận hành như sau: Bước 1: Khách hàng thanh toán qua tài khoản chuyên thu của Baokim bằng một trong các cách: chuyển tiền qua Internet banking, chuyển tiền qua Mobile banking, Nộp tiền nộp tiền tại quầy giao dịch của Ngân hàng và các kênh liên kết với Baokim. Bước 2: Hệ thống Baokim tự động ghi có và thống báo kết quả giao dịch theo thời gian thực tới đối tác. Bước 3: Hệ thống của Đối tác sẽ trả kết quả theo thời gian thực cho Khách hàng. Bước 4: Hai bên (Baokim và Đối tác) sẽ đối chiếu dữ liệu giao dịch vào thời gian phù hợp theo thỏa thuận trong Hợp đồng mà hai bên ký kết. Sau đó, Baokim thanh toán tiền thu hộ cho Đối tác và Đối tác thanh toán phí dịch vụ hỗ trợ Thu hộ cho Baokim vào thời gian phù hợp theo thỏa thuận trong Hợp đồng mà hai bên ký kết. Ưu điểm của Dịch vụ Hỗ trợ Thu hộ của Baokim Vào ngay tài khoản chuyên thu định danh của cá nhân khách hàng chỉ qua quét mã QR hách hàng không cần nhập thông tin số tài khoản, chỉ cần quét mã QR qua ứng dụng ngân hàng là có thể vào ngay tài khoản chuyên thu của Baokim và thực hiện chuyển tiền qua mobile banking ngay. Ngoài ra, khách hàng dễ dàng chuyển tiền qua Internet banking, nộp tiền tại quầy giao dịch của các ngân hàng trong nước, chuyển tiền qua cây ATM, nộp tiền tại các quầy của đối tác liên kết với Baokim. Giảm thiểu công việc thủ công, tránh tối đa sai sót Khối vận hành của Đối tác có thể giảm thiểu công việc tra soát, đối chiếu từng khoản thu, giảm thiểu sai sót và sự chậm trễ trong khâu vận hành kế toán. Khách hàng khi giao dịch có thể an tâm khi giao dịch các khoản giá trị lớn, tránh gặp rủi ro khi mang tiền mặt như mất cắp, rách tiền, hơn nữa chuyển nhanh và chính xác số tiền cần thanh toán, nhất là khi phải trả các khoản tiền lớn và có số lẻ. Đối tác đẩy nhanh tốc độ kinh doanh nhờ tăng tốc độ thanh toán Sự hài lòng của khách hàng khi trải nghiệm dịch vụ ảnh hưởng trực tiếp tới quyết định tái sử dụng dịch vụ lần sau hay không. Vì thế, tốc độ thanh toán được đẩy nhanh cùng với trải nghiệm khi thanh toán tốt sẽ giúp Đối tác gia tăng khách hàng mới và gắn kết khách hàng trung thành. Tự động hóa với chi phí tối ưu, thu phí theo món. Giải pháp dễ sử dụng và thân thiện với Khách hàng. Tại sao nên chọn Baokim? An toàn, bảo mật dữ liệu với Chứng chỉ bảo mật toàn cầu PCI DSS. Kết nối thông minh, nhanh chóng với các nền tảng/dịch vụ khác. Linh hoạt và sẵn sàng tuỳ biến dịch vụ theo yêu cầu Khách hàng. Cập nhật và tuân thủ đầy đủ pháp luật Nhà nước. Tận tâm phục vụ, hợp tác tin cậy, hỗ trợ khách hàng 24/7. Để được tư vấn về Dịch vụ Hỗ trợ Thu hộ của Baokim, vui lòng liên hệ: Công ty Cổ phần Thương mại Điện tử Bảo Kim (Baokim) Hotline: 024.071.78999 Email: info@baokim.vn Website: www.baokim.vn Trụ sở: Tầng 3, Hà Thành Plaza, 102 Thái Thịnh, Quận Đống Đa, Hà Nội.  

29 ngày trước

14721 lượt xem

Tích hợp Momo và ViettelPay - Baokim Plus thêm phương thức thanh toán

29 ngày trước

14721 lượt xem

Cuối năm 2021, Cổng thanh toán Baokim Plus sẽ chính thức tích hợp phương thức thanh toán mới là hai ví điện tử Momo và ViettelPay. Theo đó, ngoài các phương thức thanh toán qua thẻ ATM, mã QR, thẻ tín dụng, chuyển khoản, ...trên cổng thanh toán Baokim Plus còn tích phương thức thanh toán qua ví điện tử, với ba ”ông lớn” Momo, ZaloPay, ViettelPay.  Baokim Plus - Cổng thanh toán “quốc dân" Cổng thanh toán Baokim Plus tích hợp đầy đủ các phương thức thanh toán trực tuyến thịnh hành nhất hiện tại, bao gồm: Thẻ ATM Thẻ tín dụng Thẻ quốc tế Visa/Master/JCB Mã QR Chuyển khoản COD Cùng với những phương thức trên, Ví điện tử cũng là một sự lựa chọn cho người tiêu dùng. Theo đó, hơn 52 triệu người dùng Momo, ViettelPay, ZaloPay có thể thanh toán qua cổng Baokim Plus dễ dàng, giúp người tiêu dùng thanh toán một cách dễ dàng hơn, nhờ đó các Đối tác của Baokim có thể thu hút thêm lượng Khách hàng mới. Bên cạnh những phương thức thanh toán ngay, hình thức “Mua trước trả sau” và trả góp qua thẻ tín dụng đang là hình thức ngày càng được ưa chuộng bởi người tiêu dùng. Dịch vụ trả góp của Baokim Plus góp phần kích thích quyết định mua hàng của Khách hàng, giúp Đối tác tăng thêm doanh thu. “Chảo lửa” thị trường ví điện tử Việt Việc tích hơp thanh toán qua ví điện tử của Baokim là có căn cứ. Do xu hướng thanh toán không chạm hiện nay và nhu cầu tăng cao của người tiêu dùng, đây dường như là “miền đất hứa" của các doanh nghiệp Fintech. Số liệu mới nhất của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, trong những tháng đầu năm 2021, có hơn 200 triệu giao dịch được thực hiện thông qua ví điện tử, với giá trị khoảng 77,7 nghìn tỷ đồng. Sự thuận tiện của ví điện tử trong thanh toán là lý do để nhiều ngân hàng bước chân vào mảng dịch vụ màu mỡ này. Đại dịch Covid19 đã góp phần làm thúc đẩy sự phát triển của ví điện tử. Cũng theo nguồn trên, số lượng người sử dụng ví điện tử và các ứng dụng thanh toán không tiền mặt tăng mạnh trong mấy năm gần đây. Cụ thể, hơn 85% người tiêu dùng sở hữu ít nhất một ví điện tử hoặc ứng dụng thanh toán, hơn 42% người tiêu dùng sử dụng thanh toán không tiếp xúc bằng thiết bị di động. Đặc biệt, 71% người dùng sử dụng ví điện tử hoặc các ứng dụng thanh toán ít nhất một lần/tuần. ViettelPay, ZaloPay và Momo - Các “ông lớn” ví điện tử ở Việt Nam Momo, ViettelPay và ZaloPay là những ví điện tử đứng đầu Việt Nam. Mỗi ví đều có thế mạnh của riêng mình để thu hút hàng chục triệu người dùng. Nguồn: YouNetMedia Ví điện tử Momo (viết tắt của Mobile Money) là một sản phẩm được phát triển bởi Công ty Cổ phần Dịch vụ Di động Trực tuyến (M_Service). Momo được xem như là một siêu ứng dụng cho phép người dùng tạo và nạp tiền vào tài khoản MoMo để thanh toán cho hơn 200 dịch vụ như nạp tiền điện thoại, thanh toán điện nước, thanh toán vay tiêu dùng, v.v... Ví điện tử này hiện đang sở hữu hơn 25 triệu người dùng cá nhân (Nikkei Asia, 2021). ViettelPay là hệ sinh thái thanh toán điện tử được phát triển bởi Viettel trong đó sản phẩm lõi là ứng dụng thanh toán thuần việt - ViettelPay. Dịch vụ đáp ứng hầu hết hoạt động thanh toán hàng ngày của mỗi gia đình như: Thanh toán hoá đơn, chuyển tiền, thanh toán tín dụng, nạp thẻ cào, thanh toán cước viễn thông, đặt vé máy bay, tàu hỏa…Theo App Annie, dù không cạnh tranh với các ứng dụng hàng đầu qua giảm giá và khuyến mãi, ViettelPay vẫn giữ vị trí thứ 2 trong số các ứng dụng được tải về nhiều nhất ở Việt Nam, chỉ sau Momo. ZaloPay là sản phẩm do công ty Zion phát triển, được xem là đối thủ lớn nhất của Momo, cung cấp hệ sinh thái ví điện tử với nhiều loại dịch vụ khác nhau. Nền tảng này cho phép người dùng thanh toán tiền điện nước, chuyển tiền qua mã QR, liên kết bởi tài khoản ngân hàng để nạp/rút tiền. Ví ZaloPay liên kết với hơn 690 đối tác lớn nhỏ ở các mảng kinh doanh khác nhau. Cùng với Momo, ZaloPay rất “chịu chơi” khi bỏ ra hơn 667 tỷ đồng (hơn 77% so với năm 2019) để thu hút người dùng. Chỉ mất 10 phút, các chủ shop online, các doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ được tích hợp Cổng thanh toán Baokim Plus để có thể nâng cao trải nghiệm mua sắm cho Khách hàng của mình, đồng thời góp phần làm tăng doanh thu. Tích hợp dịch vụ Baokim Plus miễn phí để tối ưu quản lý bán hàng, tăng trưởng doanh thu nhanh chóng tại đây!

19 ngày trước

14628 lượt xem

LOGO MỚI CỦA BAOKIM - TINH THẦN "CAM KẾT - TIN CẬY - BỀN VỮNG"

19 ngày trước

14628 lượt xem

Baokim chính thức ra mắt Bộ nhận diện thương hiệu mới gồm: Logo, Slogan, Website và một số hạng mục nhận diện khác từ ngày 20/08/2021. Dưới đây là Hướng dẫn sử dụng Logo Baokim. Logo - Cảm hứng từ triết lý của Baokim Logo mới của Baokim lấy cảm hứng từ chính mục đích hình thành, tồn tại và phát triển của Baokim là xây dựng một hệ sinh thái thanh toán trung gian vượt trội, lấy Khách hàng làm trung tâm. Tên thương hiệu được thể hiện bằng phông chữ đơn giản, mộc mạc nhưng tròn đầy, với điểm nhấn duy nhất là chữ “o” được cách điệu thành Khối cầu bao quanh Dấu tích xanh. Khối cầu - Kết nối vượt giới hạn Khối cầu tượng trưng cho định hướng phát triển lấy Khách hàng làm trung tâm, hơn nữa thể hiện rõ nét được đặc điểm ngành thanh toán và ước vọng của Baokim là cung cấp các giải pháp trung gian thanh toán hiện đại, vượt mọi giới hạn không gian và thời gian. Tích xanh - Sự đảm bảo bền vững Bao trọn trong Khối cầu là Dấu tích xanh, được truyền cảm hứng từ tinh thần “Cam kết - Tin cậy - Bền vững” mà Baokim đề cao trong mọi mối quan hệ hợp tác vì lợi ích chung với Khách hàng và Đối tác. Là hình ảnh cách điệu của trái tim - tượng trưng cho sự Tận tâm - Đồng lòng của đội ngũ Baokim; đồng thời cũng là biểu tượng của cam kết về chất lượng dịch vụ Bảo Kim cung cấp tới Khách hàng. Thẻ xanh - Quyết tâm bứt phá Chiếc thẻ xanh nhỏ trên chữ “i” luôn hướng về phía trước biểu trưng cho khát vọng phát triển và quyết tâm bứt phá của đội ngũ Baokim. Slogan: “thanh toán giản đơn” Slogan mới “thanh toán giản đơn” với phiên bản Tiếng Anh là “simple payment” tái khẳng định mục tiêu của Baokim là tối ưu sản phẩm/dịch vụ nhằm mang lại cho Khách hàng trải nghiệm thanh toán đơn giản, nhanh chóng, thuận tiện nhất. Và trên hết, Khối cầu và Dấu tích xanh kết hợp tạo nên biểu tượng “Nụ cười” - chính là niềm hạnh phúc, sự thịnh vượng của Nhân viên, Khách hàng, Đối tác và toàn Xã hội mà Baokim luôn coi đó là sứ mệnh lớn lao của mình. Sắc màu của hạnh phúc, uy tín, sáng tạo Logo có tông màu chủ đạo là xanh dương đậm khơi gợi cảm xúc an tâm, trách nhiệm, uy tín cho Khách hàng khi sử dụng dịch vụ của Baokim. Sự sáng tạo không ngừng nghỉ, sự tùy biến linh hoạt của Bảo Kim cũng được thể hiện tinh tế qua sự chuyển tông màu xanh lá của Khối cầu và Chiếc thẻ xanh. Cấu trúc logo Về hình ảnh, logo Baokim được thiết kế trên cấu trúc một khối duy nhất là chữ “Baokim”, trong đó chữ “O” được cách điệu thành Khối cầu bao quanh dấu tích xanh. Logo được sắp xếp theo tỷ lệ thiết kế bắt buộc nhất quán duy nhất theo hướng dẫn quy chuẩn sau: Đơn vị định lượng là x Khoảng cách giữa các chữ là x Chiều cao tiêu chuẩn của logo là 24x Chiều cao của Slogan là 3x, chiều dài của Slogan là 60x. Chiều dài tiêu chuẩn của logo là 60x - Đường kính của khối cầu là 10x Độ rộng của dấu tích là 2x Vùng an toàn Nhằm đảm bảo tính toàn vẹn và khả năng nhận diện của logo trên các ấn phẩm, mọi yếu tố đặt xung quanh logo không được xâm phạm vào “Vùng an toàn” theo một khoảng cách nhất định. Lưu ý: Đặc biệt trên các ấn phẩm truyền thông, khi đặt cạnh các logo đối tác, các yếu tố đồ họa, ... logo Baokim càng phải đảm bảo vùng an toàn xung quanh logo để khả năng nhận diện logo không bị hạn chế hoặc thay đổi. Quy chuẩn màu nền Khi logo Baokim được đặt trên các màu nền khác nhau, nhằm đạt được sự tương phản cao nhất, nổi bật so với nền, ta có các trường hợp sau: Trên các nền màu với tone màu sáng, trắng, ... Logo được sử dụng là Logo phiên bản màu gốc. Trên nền màu logo, hoặc các nền màu với tone màu tối, sẫm, đen, ... Logo được sử dụng dưới dạng âm bản. Đối với các nền có hình ảnh, họa tiết phức tạp, tuyệt đối không đặt logo trong các trường hợp này. Bản logo dọc Đây là phiên bản Logo được sử dụng với các không gian nhỏ, hạn chế chiều rộng nhưng vẫn muốn thể hiện đầy đủ các thành phần của logo hoàn chỉnh. Lưu ý: Trong tất cả các trường hợp, phiên bản logo gốc vẫn được khuyến khích ưu tiên sử dụng. Đây là lần đầu tiên kể từ khi ra đời vào năm 2010, Baokim thay đổi Nhận diện thương hiệu. Hoạt động này nằm trong chuỗi những sự kiện nhằm tái định vị thương hiệu của Baokim là Giải pháp trung gian thanh toán hàng đầu Việt Nam. Hy vọng với sự thay đổi lớn lao này về mặt hình ảnh, Baokim sẽ thêm động lực để góp sức trong công cuộc chuyển đổi mạnh mẽ của thị trường thanh toán không tiền mặt, và thực hiện sứ mệnh đã đặt ra là mang tới sự thịnh vượng cho đối tác, khách hàng, nhân viên và toàn xã hội.

Video

Podcast

HÔM NAY

PODCAST

Baokim Talk

Cập nhật tin tức, chia sẻ những câu chuyện về hoạt động Mua/Bán và trải nghiệm Thanh toán tại Việt Nam.

Podcast được phát hành 2 tuần/lần bởi Baokim