TIN TỨC

Sự kiện baokim

The Cross-Border Payment Revolution in Vietnam: The Alliance Between MSB and Baokim to Boost International Transactions

13 ngày trước

112 lượt xem

The year 2024 presents an opportune moment for foreign players to participate in the Vietnam cross-border payment market, supported by favorable legal frameworks, economic policies, and robust infrastructure. This trend is exemplified by the determined partnership between the dynamic MSB Bank and the experienced payment intermediary Baokim, who have joined forces to develop a cross-border payment system. Vietnam’s Cross-border Payments Experience Unprecedented Growth Over the past five years, Vietnam’s cross-border payment market has seen significant expansion, driven by rapid growth in cross-border e-commerce and digital payment services. Regarding cross-border e-commerce, Vietnam is gradually becoming an international e-commerce hub as it ranks among the fastest-growing economies for e-commerce in Southeast Asia. According to Amazon Global Selling, Vietnam and the broader Southeast Asia region are experiencing an annual growth rate of 20% in cross-border e-commerce from 2021 to 2026. Products sold by Vietnamese businesses on Amazon have increased by over 300% in the past five years, with a growing number of small and medium enterprises achieving annual revenues exceeding $1 million solely through this platform. According to Amazon Global Selling, Vietnam benefits from the expansion of online channels from North America, Europe, Australia, Japan, and India, enabling Vietnamese businesses to reach more than 2 billion global customers annually. In terms of growth in digital payments, Vietnam has recorded the highest growth rate among its Southeast Asian counterparts over the past two years (2022 and 2023) and is anticipated to sustain this leadership through 2025. The country's gross merchandise value (GMV) is projected to achieve a compound annual growth rate (CAGR) of 20%, increasing from $30 billion in 2023 to nearly $45 billion by 2025, according to forecasts from Google, Temasek, and Bain & Company. Vietnam’s leading regional growth in e-commerce and digital payments is largely attributed to government incentives and significant digital technology investments from banks and fintech companies. Representatives of MSB and Baokim signed a cooperation agreement. Photo: MSB. A Golden Era for Cross-border Payments in Vietnam to explode when Free Trade Agreements and Legal Frameworks Reach Maturity To date, Vietnam has signed, joined, and is negotiating 19 Free Trade Agreements (FTAs). Additionally, Vietnam participates in negotiations within the framework of international trade organizations such as the WTO. This foundation significantly promotes and expands trade relations with other countries and regions. As a result, Vietnam’s foreign trade has grown impressively despite global economic challenges. Between 2018 and 2022, Vietnam’s export-import turnover recorded an average annual growth rate of 11.3%. In 2023, Vietnam marked its eighth consecutive trade surplus, with a record-high surplus estimated at $28 billion, 2.3 times higher than in 2022. Compared to five years ago, Vietnam’s cross-border payment policy system in 2024 has undergone substantial improvements, fostering a favorable environment for foreign trade and cross-border payment growth. Alongside deeper integration with the global economy through FTAs, Vietnam’s legal framework has been aligned with international standards. Foreign exchange policies have been relaxed, enabling easier and more flexible capital inflows and outflows. Regulations governing cross-border payment control and anti-money laundering have been significantly strengthened, enhancing transparency and security in cross-border transactions. The payment system has been digitized significantly, with modern payment technologies emerging. Financial instruments for currency risk insurance are becoming more widely available, and public demand for digital payments has grown considerably, supported by government-led “National Digital Transformation” campaigns. In summary, the year 2024 presents an optimal opportunity for Vietnam’s cross-border payment market to flourish, driven by mature legal and economic policies, increasing public demand for cashless payments, and a solid technological infrastructure. Emergence of Pioneering Alliances to develop Cross-border Payment Services in Vietnam As Vietnam’s cross-border payment market evolves, partnerships between banks, financial institutions, and digital payment service providers have become essential to forge a robust alliance that will drive cross-border payment growth. A pioneering partnership can be seen in the collaboration between the Vietnam Maritime Commercial Joint Stock Bank (MSB) and Baokim E-commerce Joint Stock Company (Baokim) with a Memorandum of Understanding (MoU) signed in October 2024 to promote cashless payments, focusing on cross-border payment services. According to VnExpress.net, this collaboration leverages MSB’s expansive network of nearly 300 branches across Vietnam and Baokim’s cutting-edge digital payment technology to deliver comprehensive payment solutions, payment infrastructure, and a range of products and services to partners and clients. Both parties will also introduce each other’s digital offerings to customers seeking these services. MSB and Baokim share a common vision for a cashless society. They are committed not only to developing modern cross-border payment solutions but also to building a smart and sustainable payment ecosystem. The strategic collaboration between a dynamic bank like MSB and an experienced payment intermediary like Baokim represents a significant step forward in Vietnam’s cross-border payment development. With government support and a rising demand for digital payment solutions, Vietnam’s cross-border payment revolution promising to establish Vietnam as a digital finance leader in Southeast Asia Reference Information About MSB Established in 1991, MSB has continuously advanced over its nearly 33-year history, achieving numerous milestones in the financial and banking sector. MSB now has over 260 branches and transaction offices across Vietnam and maintains transactions with more than 500 correspondent banks in over 60 countries and territories. MSB currently employs more than 6,000 staff, serving over 5.4 million individual customers and nearly 100,000 business clients. Website: www.msb.com.vn About Baokim As one of the first licensed payment intermediaries in Vietnam, Baokim E-commerce Joint Stock Company (Baokim) aims to be a pioneer in researching and deploying new payment solution models. Baokim continuously enhances its products and services to meet comprehensive payment needs for hundreds of thousands of businesses and millions of Vietnamese citizens, strongly contributing to digital transformation and cashless payments across various industries. Website: www.baokim.vn According to Techinasia  

Tin mới nhất

13 ngày trước

112 lượt xem

The Cross-Border Payment Revolution in Vietnam: The Alliance Between MSB and Baokim to Boost International Transactions

The year 2024 presents an opportune moment for foreign players to participate in the Vietnam cross-border payment market, supported by favorable legal frameworks, economic policies, and robust infrastructure. This trend is exemplified by the determined partnership between the dynamic MSB Bank and the experienced payment intermediary Baokim, who have joined forces to develop a cross-border payment system. Vietnam’s Cross-border Payments Experience Unprecedented Growth Over the past five years, Vietnam’s cross-border payment market has seen significant expansion, driven by rapid growth in cross-border e-commerce and digital payment services. Regarding cross-border e-commerce, Vietnam is gradually becoming an international e-commerce hub as it ranks among the fastest-growing economies for e-commerce in Southeast Asia. According to Amazon Global Selling, Vietnam and the broader Southeast Asia region are experiencing an annual growth rate of 20% in cross-border e-commerce from 2021 to 2026. Products sold by Vietnamese businesses on Amazon have increased by over 300% in the past five years, with a growing number of small and medium enterprises achieving annual revenues exceeding $1 million solely through this platform. According to Amazon Global Selling, Vietnam benefits from the expansion of online channels from North America, Europe, Australia, Japan, and India, enabling Vietnamese businesses to reach more than 2 billion global customers annually. In terms of growth in digital payments, Vietnam has recorded the highest growth rate among its Southeast Asian counterparts over the past two years (2022 and 2023) and is anticipated to sustain this leadership through 2025. The country's gross merchandise value (GMV) is projected to achieve a compound annual growth rate (CAGR) of 20%, increasing from $30 billion in 2023 to nearly $45 billion by 2025, according to forecasts from Google, Temasek, and Bain & Company. Vietnam’s leading regional growth in e-commerce and digital payments is largely attributed to government incentives and significant digital technology investments from banks and fintech companies. Representatives of MSB and Baokim signed a cooperation agreement. Photo: MSB. A Golden Era for Cross-border Payments in Vietnam to explode when Free Trade Agreements and Legal Frameworks Reach Maturity To date, Vietnam has signed, joined, and is negotiating 19 Free Trade Agreements (FTAs). Additionally, Vietnam participates in negotiations within the framework of international trade organizations such as the WTO. This foundation significantly promotes and expands trade relations with other countries and regions. As a result, Vietnam’s foreign trade has grown impressively despite global economic challenges. Between 2018 and 2022, Vietnam’s export-import turnover recorded an average annual growth rate of 11.3%. In 2023, Vietnam marked its eighth consecutive trade surplus, with a record-high surplus estimated at $28 billion, 2.3 times higher than in 2022. Compared to five years ago, Vietnam’s cross-border payment policy system in 2024 has undergone substantial improvements, fostering a favorable environment for foreign trade and cross-border payment growth. Alongside deeper integration with the global economy through FTAs, Vietnam’s legal framework has been aligned with international standards. Foreign exchange policies have been relaxed, enabling easier and more flexible capital inflows and outflows. Regulations governing cross-border payment control and anti-money laundering have been significantly strengthened, enhancing transparency and security in cross-border transactions. The payment system has been digitized significantly, with modern payment technologies emerging. Financial instruments for currency risk insurance are becoming more widely available, and public demand for digital payments has grown considerably, supported by government-led “National Digital Transformation” campaigns. In summary, the year 2024 presents an optimal opportunity for Vietnam’s cross-border payment market to flourish, driven by mature legal and economic policies, increasing public demand for cashless payments, and a solid technological infrastructure. Emergence of Pioneering Alliances to develop Cross-border Payment Services in Vietnam As Vietnam’s cross-border payment market evolves, partnerships between banks, financial institutions, and digital payment service providers have become essential to forge a robust alliance that will drive cross-border payment growth. A pioneering partnership can be seen in the collaboration between the Vietnam Maritime Commercial Joint Stock Bank (MSB) and Baokim E-commerce Joint Stock Company (Baokim) with a Memorandum of Understanding (MoU) signed in October 2024 to promote cashless payments, focusing on cross-border payment services. According to VnExpress.net, this collaboration leverages MSB’s expansive network of nearly 300 branches across Vietnam and Baokim’s cutting-edge digital payment technology to deliver comprehensive payment solutions, payment infrastructure, and a range of products and services to partners and clients. Both parties will also introduce each other’s digital offerings to customers seeking these services. MSB and Baokim share a common vision for a cashless society. They are committed not only to developing modern cross-border payment solutions but also to building a smart and sustainable payment ecosystem. The strategic collaboration between a dynamic bank like MSB and an experienced payment intermediary like Baokim represents a significant step forward in Vietnam’s cross-border payment development. With government support and a rising demand for digital payment solutions, Vietnam’s cross-border payment revolution promising to establish Vietnam as a digital finance leader in Southeast Asia Reference Information About MSB Established in 1991, MSB has continuously advanced over its nearly 33-year history, achieving numerous milestones in the financial and banking sector. MSB now has over 260 branches and transaction offices across Vietnam and maintains transactions with more than 500 correspondent banks in over 60 countries and territories. MSB currently employs more than 6,000 staff, serving over 5.4 million individual customers and nearly 100,000 business clients. Website: www.msb.com.vn About Baokim As one of the first licensed payment intermediaries in Vietnam, Baokim E-commerce Joint Stock Company (Baokim) aims to be a pioneer in researching and deploying new payment solution models. Baokim continuously enhances its products and services to meet comprehensive payment needs for hundreds of thousands of businesses and millions of Vietnamese citizens, strongly contributing to digital transformation and cashless payments across various industries. Website: www.baokim.vn According to Techinasia  

27 ngày trước

6873 lượt xem

MSB và Baokim hợp tác thúc đẩy thanh toán xuyên biên giới

Hà Nội, ngày 24 tháng 10 năm 2024 – Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng Hải Việt Nam (MSB) và Công ty Cổ phần Thương mại Điện tử Bảo Kim (Baokim) ký kết biên bản ghi nhớ nhằm thúc đẩy thanh toán không tiền mặt, thanh toán xuyên biên giới, đáp ứng xu hướng toàn cầu hóa trong lĩnh vực tài chính. Xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt đã trở thành tất yếu trong bối cảnh nền kinh tế số ngày càng phát triển. Tính tới nay, tại Việt Nam đã có 19 Hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương được ký kết để tạo tiền đề cho sự phát triển mạnh mẽ này. Đặc biệt, Nghị định 52/2024/NDCP của chính phủ Việt Nam ra đời đã tạo hành lang pháp lý rõ ràng và cụ thể cho các hoạt động thanh toán có yếu tố nước ngoài, mở ra cơ hội hợp tác giữa nhiều đối tác lớn trên toàn cầu. Tại thị trường Việt Nam, những “ông lớn” trong ngành thanh toán đã tìm đến thị trường năng động Việt Nam để tìm kiếm cơ hội hợp tác mới mẻ và nhiều hứa hẹn. Ông Nguyễn Thế Minh, Phó Tổng Giám Đốc MSB và Ông Trương Đức Thuận, Giám Đốc Baokim ký kết thỏa thuận hợp tác. Ảnh: MSB. Nắm bắt xu thế đó, MSB đã bắt tay với Baokim – một trong những trung gian thanh toán có mặt đầu tiên tại thị trường thương mại điện tử Việt Nam, nhằm thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, mở rộng thanh toán xuyên biên giới. Thống nhất trong Lễ ký kết, Baokim và MSB sẽ cung cấp các giải pháp thanh toán, hạ tầng thanh toán và các sản phẩm, dịch vụ khác cho đối tác và (hoặc) khách hàng; đồng thời giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ số của mỗi bên tới khách hàng của đối tác có nhu cầu sử dụng. Baokim và MSB cam kết phát triển hệ thống thanh toán an toàn, hiệu quả. Ảnh: MSB. Để làm tốt điều đó, hai bên cam kết xây dựng và phát triển một hệ thống thanh toán an toàn, nhanh chóng và hiệu quả, xây dựng các mô hình kinh doanh dịch vụ chuẩn chỉnh, đảm bảo tính pháp lý chặt chẽ nhưng vẫn linh hoạt để đáp ứng theo nhu cầu thực tế của thị trường. “Hợp tác của MSB và Baokim là sự kết hợp sức mạnh, tận dụng công nghệ và nguồn lực của cả hai bên nhằm mang lại những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng thông qua các giải pháp thanh toán tích hợp, giúp khách hàng dễ dàng thực hiện giao dịch, quản lý tài chính và tận hưởng những dịch vụ tiện ích nhất”, ông Nguyễn Thế Minh, Phó Tổng Giám Đốc MSB nhấn mạnh. Ông Trương Đức Thuận, Giám Đốc Baokim cũng rất tin tưởng về sự hợp tác song phương này: “MSB là đơn vị nổi bật, năng động, và liên tục đổi mới trong số các ngân hàng có giấy phép thực hiện hoạt động ngoại tệ trên thị trường, và là đối tác chiến lược quan trọng trong việc thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam của Baokim. Chúng tôi tin rằng, thông qua sự hợp tác này, hai bên có thể tạo ra những bước tiến mạnh mẽ trong lĩnh vực thanh toán quốc tế, góp phần vào sự tăng trưởng của quốc gia bằng việc thiết lập các giải pháp thanh toán quốc tế an toàn, thông suốt, đơn giản, nhanh chóng, tiết kiệm chi phí và tuân thủ pháp luật”. Bên cạnh đó, hai bên kỳ vọng sự hợp tác giữa Baokim và MSB không chỉ dừng lại ở việc phát triển các giải pháp thanh toán mà còn hướng tới việc tạo ra một hệ sinh thái thanh toán thông minh và bền vững, mang lại lợi ích thiết thực cho cả doanh nghiệp và người tiêu dùng. Baokim và MSB hướng tới việc tạo ra một hệ sinh thái thanh toán thông minh và bền vững. Ảnh: MSB. THÔNG TIN THAM KHẢO Về MSB Thành lập năm 1991, trải qua gần 33 năm hình thành và phát triển, MSB không ngừng vươn lên, tạo lập nhiều cột mốc quan trọng trong ngành tài chính ngân hàng. MSB hiện có trên 260 chi nhánh, phòng giao dịch trên toàn quốc và có giao dịch với hơn 500 ngân hàng đại lý tại trên 60 quốc gia, vùng lãnh thổ. MSB hiện có hơn 6.000 cán bộ, phục vụ hơn 5,4 triệu khách hàng cá nhân và gần 100.000 khách hàng Doanh nghiệp. Về Baokim Là một trong những công ty Trung gian thanh toán được cấp giấy phép đầu tiên tại Việt Nam, Công ty Cổ phần Thương mại Điện tử Bảo Kim (Baokim) có tầm nhìn là đơn vị tiên phong nghiên cứu và triển khai các mô hình giải pháp thanh toán mới. Chúng tôi liên tục hoàn thiện sản phẩm dịch vụ, đáp ứng nhu cầu thanh toán toàn diện cho hàng trăm ngàn Doanh nghiệp và hàng chục triệu người dân Việt Nam, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số và thanh toán không dùng tiền mặt trong nhiều ngành nghề.

4 ngày trước

16890 lượt xem

Kết quả hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt năm 2022 và giải pháp tiếp tục triển khai đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2021 - 2025

4 ngày trước

16890 lượt xem

Triển khai Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) giai đoạn 2021 - 2025 ban hành kèm theo Quyết định số 1813/QĐ-TTg ngày 28/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ, ngày 17/12/2021, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) ban hành Quyết định số 2006/QĐ-NHNN về Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 1813/QĐ-TTg với mục tiêu tạo sự chuyển biến sâu, rộng về TTKDTM trong nền kinh tế, thúc đẩy sử dụng các phương tiện, dịch vụ TTKDTM và đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong triển khai thực hiện năm 2022. Khách hàng quét mã Baokim VietQR để thanh toán tại quầy của Chuỗi thời trang Torano. Ảnh: Thanh Tuấn. Để thúc đẩy TTKDTM theo Đề án trên, trong năm 2022, NHNN đã tập trung nghiên cứu nhiều giải pháp, xây dựng, hoàn thiện và triển khai nhiều văn bản quy phạm pháp luật trong hoạt động thanh toán, cụ thể: (i) Nghiên cứu, xây dựng Dự án Luật các hệ thống thanh toán trên cơ sở rà soát Luật Các tổ chức tín dụng (TCTD), Luật NHNN, thực tiễn hoạt động thanh toán tại Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng, triển khai Luật về hệ thống thanh toán tại một số nước trên thế giới. (ii) Tiếp tục hoàn thiện và trình Chính phủ Nghị định về TTKDTM1. Đồng thời, chủ động triển khai nghiên cứu, xây dựng các dự thảo Thông tư hướng dẫn về hoạt động trung gian thanh toán, TTKDTM, giám sát các hệ thống thanh toán, mở và sử dụng tài khoản, thẻ ngân hàng. (iii) NHNN đã thành lập Tổ công tác nghiên cứu, tham mưu về tiền kỹ thuật số quốc gia với sự tham gia của một số bộ, ngành, cơ quan liên quan và triển khai một số nghiên cứu về vấn đề này. (iv) Triển khai xây dựng công cụ giám sát dịch vụ trung gian thanh toán dựa trên thu thập dữ liệu bằng phương thức điện tử nhằm hỗ trợ công tác giám sát của NHNN đối với dịch vụ trung gian thanh toán. (v) Triển khai thực hiện Thông tư hướng dẫn mở tài khoản thanh toán của cá nhân bằng phương thức điện tử2 - eKYC, Thông tư hướng dẫn phát hành thẻ bằng eKYC3, cho phép khách hàng có thể mở tài khoản thanh toán, mở thẻ ngân hàng trực tuyến từ xa mà không cần phải đến quầy giao dịch của ngân hàng. (vi) Triển khai Quyết định số 316/QĐ-TTg ngày 09/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt triển khai thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ (Mobile-Money) cho phép người dân khó tiếp cận dịch vụ ngân hàng ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa có thể tiếp cận, sử dụng Mobile-Money để thanh toán hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ, chuyển tiền, nạp/rút tiền mặt. (vii) Tiếp tục triển khai thỏa thuận hợp tác kết nối thanh toán song phương Việt Nam - Thái Lan về thanh toán bán lẻ sử dụng QR Code với mục tiêu thúc đẩy TTKDTM, giảm chi phí giao dịch và tăng cường sử dụng đồng bản tệ mỗi nước.   KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT 2022 Hạ tầng thanh toán vận hành ổn định, thông suốt, hoạt động TTKDTM năm 2022 đạt được nhiều kết quả tích cực.  Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng (TTĐTLNH), hệ thống chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử hoạt động ổn định, thông suốt, tăng trưởng cao về cả số lượng lẫn giá trị giao dịch. Trong 11 tháng đầu năm 2022, TTKDTM qua các hệ thống thanh toán đạt mức tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm 2021: (i) Số lượng giao dịch nội tệ qua hệ thống TTĐTLNH đạt trên 141,82 triệu giao dịch với giá trị đạt trên 177,23 triệu tỷ đồng, tăng tương ứng 0,56% về số lượng và 31,39% về giá trị giao dịch; (ii) Hệ thống chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử xử lý hơn 3.770,15 triệu giao dịch với giá trị giao dịch đạt trên 38.101 nghìn tỷ đồng, tăng 99,79% về số lượng và 106,09% về giá trị. Về mạng lưới thiết bị phục vụ giao dịch thanh toán, đến cuối tháng 11/2022, toàn thị trường có 20.889 ATM, tăng 3,6% so với cùng kỳ năm 2021, có 404.726 POS, tăng 28,09% so với cùng kỳ năm 2021. Kết quả 11 tháng đầu năm 2022, TTKDTM trong nền kinh tế đạt hơn 6,6 tỷ giao dịch với giá trị hơn 192,38 triệu tỷ đồng (tăng 85,6% về số lượng và 31,39% về giá trị); qua kênh Internet đạt hơn 1.192,67 triệu giao dịch với giá trị hơn 45,43 triệu tỷ đồng (tăng 89,36% về số lượng và 40,55% về giá trị); qua kênh điện thoại di động đạt hơn 3.941 triệu giao dịch với giá trị đạt gần 39,4 triệu tỷ đồng (tăng 116,1% về số lượng và 92,3% về giá trị); qua phương thức QR Code đạt hơn 59,6 triệu giao dịch với giá trị hơn 58,4 nghìn tỷ đồng (tăng 182,5% về số lượng và 210,6% về giá trị); qua POS đạt hơn 564,54 triệu giao dịch, với giá trị đạt gần 932,93 nghìn tỷ đồng (tăng tương ứng 53,57% và 48,78% so với năm 2021). Đến nay, đã có khoảng 18,8 triệu tài khoản và thẻ được mở bằng eKYC, đã có 20 ngân hàng báo cáo triển khai chính thức về mở thẻ ngân hàng bằng phương thức điện tử theo quy định tại Thông tư số 17/2021/TT-NHNN4 với hơn 13,2 triệu thẻ đang lưu hành. Trong năm 2022, các TCTD, tổ chức trung gian thanh toán đã chú trọng phát triển mạnh hệ sinh thái số với các sản phẩm, dịch vụ, phương thức thanh toán mới, an toàn, tiện lợi, đem lại lợi ích, thiết thực cho người dân, doanh nghiệp; nhiều dịch vụ, phương thức thanh toán mới như mở tài khoản/mở thẻ bằng eKYC, thanh toán/rút tiền tại ATM bằng QR Code, thanh toán thẻ chíp phi tiếp xúc (contactless chip), xác thực thanh toán sinh trắc học, mã hóa thông tin thẻ (tokenization) đã được các ngân hàng, tổ chức trung gian thanh toán tích hợp vào trong sản phẩm, dịch vụ để nâng cao tiện ích, an toàn bảo mật, qua đó góp phần phổ biến TTKDTM đến với người dân. Trong tháng 11/2022, NHNN và Ngân hàng Trung ương Thái Lan đã tổ chức Lễ công bố kết nối thanh toán bán lẻ song phương sử dụng QR Code giữa Việt Nam và Thái Lan. Về phía Việt Nam, một số ngân hàng thương mại (NHTM) tham gia như NHTM cổ phần Tiên Phong, NHTM cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam, NHTM cổ phần Sài Gòn Thương Tín. Việc hợp tác hiệu quả giữa cơ quan quản lý, doanh nghiệp và hệ thống NHTM hai nước góp phần thúc đẩy giao thương, du lịch và đặc biệt là khuyến khích sử dụng đồng bản tệ mỗi nước. NHNN tiếp tục chỉ đạo triển khai, thực hiện một số mô hình thí điểm như: (i) Thí điểm phát triển một số hình thức TTKDTM ở khu vực nông thôn tại Việt Nam dựa trên sự hợp tác của các NHTM với các tổ chức khác hướng tới khách hàng tại địa bàn nông thôn, vùng sâu, vùng xa để mở rộng, thúc đẩy TTKDTM (NHTM cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) phối hợp với Công ty Cổ phần Di động trực tuyến M-Service; NHTM cổ phần Quân đội (MB) phối hợp với Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel)); (ii) Thí điểm dịch vụ Mobile-Money, hướng tới khách hàng không có tài khoản thanh toán; phối hợp với các bộ, ngành liên quan chấp thuận cho 03 doanh nghiệp viễn thông (Tổng Công ty Viễn thông Mobifone, Tổng Công ty Truyền thông (VNPT-Media), Viettel) triển khai thí điểm dịch vụ Mobile-Money. Đến cuối tháng 9/2022, số tài khoản Mobile-Money được mở tại các doanh nghiệp thực hiện thí điểm là hơn 2,34 triệu tài khoản với hơn 8,2 nghìn điểm kinh doanh được thiết lập, đạt gần 15 triệu giao dịch với tổng giá trị hơn 929 tỷ đồng. Ngày 06/10/2022, Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam đã phối hợp với Viettel và VNPT-Media tổ chức Lễ ra mắt dịch vụ chuyển tiền giữa tài khoản Mobile-Money và tài khoản thanh toán, cho phép khách hàng có tài khoản Mobile-Money tại hai nhà mạng Viettel và VNPT có thể thực hiện giao dịch chuyển tiền trực tiếp với tài khoản thanh toán mở tại các ngân hàng và ngược lại. Thanh toán qua ngân hàng đối với các dịch vụ công tiếp tục được NHNN, các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, trung gian thanh toán quan tâm, đẩy mạnh. NHNN tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, cơ quan liên quan triển khai nhiều chính sách thúc đẩy TTKDTM đối với dịch vụ công như: (i) Phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông trong việc thúc đẩy thanh toán viện phí, học phí không dùng tiền mặt; chỉ đạo các NHTM, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, doanh nghiệp thực hiện thí điểm dịch vụ Mobile-Money tham gia hỗ trợ triển khai thanh toán trực tuyến lệ phí đăng ký xét tuyển đại học5; (ii) Phối hợp với Bộ Công an trong việc triển khai Đề án 06 (Theo Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030); (iii) Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc thúc đẩy thanh toán lệ phí, học phí không dùng tiền mặt6; (iv) Phối hợp với Văn phòng Chính phủ, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan liên quan triển khai thúc đẩy thanh toán điện tử đối với dịch vụ công, trong đó có thanh toán trực tuyến trên Cổng dịch vụ công Quốc gia. Đến nay, sau hơn 02 năm khai trương, có hơn 3,4 triệu giao dịch thanh toán trực tuyến với số tiền hơn 3,3 nghìn tỷ đồng đã được thực hiện trên Cổng dịch vụ công Quốc gia. Bên cạnh các nỗ lực phát triển hạ tầng, dịch vụ thanh toán và mở rộng cơ sở khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán, ngành Ngân hàng cũng đặc biệt quan tâm, chú trọng công tác đảm bảo an ninh, an toàn, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng, qua đó đảm bảo sự phát triển bền vững của hệ thống ngân hàng, giúp tạo lập niềm tin và sự gắn bó của khách hàng. NHNN thường xuyên, định kỳ tăng cường giám sát các hệ thống thanh toán, hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán; cảnh báo, khuyến nghị về các vấn đề rủi ro trong hoạt động thanh toán; đồng thời thường xuyên tổng hợp, phân tích dữ liệu và lập các báo cáo định kỳ về tình hình hoạt động của các hệ thống thanh toán, giám sát tình hình cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán. Mảnh ghép cuối cùng trong bức tranh phát triển TTKDTM đó chính là công tác thông tin tuyên truyền, giáo dục tài chính của NHNN và các TCTD. NHNN đã phối hợp các đơn vị liên quan và cơ quan báo chí tổ chức nhiều buổi hội thảo, tọa đàm như: Phối hợp với Báo Lao động tổ chức Hội thảo “Đẩy mạnh phát triển thẻ tín dụng nội địa tại Việt Nam” và Hội thảo “Đẩy mạnh phát triển Mobile-Money tại Việt Nam”; phối hợp với Báo Tiền phong tổ chức chuỗi sự kiện “Ngày thẻ Việt Nam năm 2022”; phối hợp với Báo Tuổi trẻ tổ chức chuỗi sự kiện “Ngày không tiền mặt - 16/6” hằng năm; phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Tiền khéo, tiền khôn”.​ Những kết quả trên cho thấy, những chính sách, quy định về thúc đẩy TTKDTM đã có tác động tích cực đến phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, đưa TTKDTM với những phương thức thanh toán phi tiền mặt như thẻ thanh toán phi tiếp xúc, thanh toán qua QR Code chuyển tiền tức thời 24/7... trở nên quen thuộc, hữu ích với người dân, doanh nghiệp. Baokim, MediaMart, Amigo Fintech hợp tác triển khai thanh toán Mua trước trả sau. Ảnh: Thanh Tuấn. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TTKDTM GIAI ĐOẠN 2021-2025 Để triển khai có hiệu quả Đề án phát triển TTKDTM giai đoạn 2021 - 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trong thời gian tới, NHNN sẽ tập trung chỉ đạo, triển khai các nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch, trong đó tập trung thực hiện tốt một số nhóm giải pháp sau: Thứ nhất, xây dựng, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về TTKDTM, trong đó tập trung hoàn thiện, trình Chính phủ ban hành Nghị định về TTKDTM; xây dựng, ban hành các Thông tư hướng dẫn Nghị định. Phối hợp với các bộ, ngành liên quan triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp nêu tại Đề án phát triển TTKDTM giai đoạn 2021 - 2025. Thứ hai, tiếp tục nâng cấp, phát triển hệ thống TTĐTLNH, hệ thống chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử đảm bảo hoạt động an toàn, hiệu quả và hỗ trợ kết nối dịch vụ của các ngân hàng với các hệ thống của các ngành, lĩnh vực, dịch vụ khác. Thứ ba, thực hiện tổng kết, đánh giá sau 02 năm thực hiện thí điểm dịch vụ Mobile-Money và kiến nghị, đề xuất chính sách quản lý phù hợp. Thứ tư, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan thúc đẩy TTKDTM trong khu vực Chính phủ, dịch vụ hành chính công, nhất là trong lĩnh vực y tế, giáo dục; tham gia xây dựng văn bản, chính sách, quy định, hướng dẫn cho việc kết nối cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; ứng dụng thẻ căn cước công dân gắn chíp trong việc xác thực và định danh khách hàng. Thứ năm, tăng cường đảm bảo an ninh, an toàn hệ thống công nghệ thông tin trong ngành Ngân hàng; bảo vệ quyền lợi hợp pháp của khách hàng; đồng thời đẩy mạnh truyền thông, giáo dục tài chính nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng cho công chúng trong sử dụng sản phẩm, dịch vụ tài chính, ngân hàng. Từ những kết quả, nền tảng đã đạt được thời gian qua cùng với giải pháp theo chương trình, kế hoạch đã được phê duyệt, ngành Ngân hàng vững tin sẽ tiếp tục đạt được nhiều thành tựu, thắng lợi mới về phát triển TTKDTM trong năm 2023. 1 Nghị định thay thế Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22/11/2012 (đã được sửa đổi, bổ sung).  2 Thông tư số 16/2020/TT-NHNN ngày 04/12/2020 của Thống đốc NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 23/2014/TT-NHNN ngày 19/8/2014 của Thống đốc NHNN hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. 3 Thông tư số 17/2021/TT-NHNN ngày 16/11/2021 của Thống đốc NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 19/2016/TT-NHNN ngày 30/6/2016 của Thống đốc NHNN quy định về hoạt động thẻ ngân hàng. 4 Thông tư số 17/2021/TT-NHNN ngày 16/11/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 19/2016/TT-NHNN. 5 Công văn số 5786/NHNN-TT ngày 19/8/2022. 6 NHNN đã có Công văn số 4908/NHNN-TT ngày 15/7/2022 gửi Học viện Ngân hàng, Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh hướng dẫn thanh toán học phí theo phương thức TTKDTM. ThS. Phạm Anh Tuấn Vụ trưởng Vụ Thanh toán, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Theo Tạp chí ngân hàng

1 ngày trước

16474 lượt xem

Cung cấp bảo hiểm điện tử xe cơ giới cho khách hàng - tối đa hóa doanh thu cùng Baokim

1 ngày trước

16474 lượt xem

Công ty Cổ phần Thương mại Điện tử Bảo Kim (Baokim) hợp tác cùng các đơn vị cung cấp giải pháp bảo hiểm để tích hợp thêm dịch vụ Bảo hiểm vào hệ thống Baokim Plus, giúp nhà bán nâng cao doanh thu bằng cách cung cấp các dịch vụ bảo hiểm. Nhà bán chỉ cần đăng ký hợp tác cùng Baokim và ngay lập tức có thể sử dụng App Baokim Plus để gia tăng doanh thu thông qua dịch vụ số tiềm năng này.  Một trong số những gói Bảo hiểm được đưa lên App Baokim Plus là Bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc xe máy. Trong tương lai rất gần, Bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc xe ô tô sẽ góp mặt trong gói dịch vụ số này. BẢO HIỂM XE MÁY ĐIỆN TỬ LÀ GÌ? >>>  Bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc xe máy là loại hình bảo hiểm bắt buộc dành cho chủ xe cơ giới tham gia giao thông, theo quy định của Nhà nước. >>>  Khi tham gia giao thông, người điều khiển xe máy phải luôn mang theo giấy chứng nhận và xuất trình nếu được yêu cầu. Nếu không xuất trình được giấy chứng nhận bảo hiểm sẽ bị phạt với mức tiền từ 100.000 VND – 200.000 VND.   ĐỐI TƯỢNG BẢO HIỂM   >>>  Chủ xe cơ giới tham gia giao thông trên lãnh thổ Việt Nam. >>>  Chủ xe cơ giới (Tổ chức/Cá nhân) là chủ sở hữu xe cơ giới hoặc được chủ sở hữu xe cơ giới giao chiếm hữu, sở dụng hợp pháp, điều khiển xe cơ giới.   MỨC TRÁCH NHIỆM BẢO HIỂM   MỨC TRÁCH NHIỆM BẢO HIỂM 10 TRIỆU/VỤ Đối với thiệt hại về người (do xe gắn máy gây ra) 50 TRIỆU/VỤ Đối với thiệt hại về tài sản (do xe gắn máy gây ra) 10 - 100 TRIỆU/VỤ Đối với thiệt hại về người (do xe ô tô gây ra) 100 TRIỆU/VỤ Đối với thiệt hại về tài sản (do xe ô tô gây ra)   ƯU ĐIỂM CỦA BẢO HIỂM XE MÁY ĐIỆN TỬ ĐƯỢC BAOKIM CUNG CẤP       Nhận ngay tức thì, chỉ mất 60 giây       Lưu trữ online ngay trên Zalo, Email, Skype, Messenger,... => Xuất trình ngay, thay bản cứng, không cần tìm      Mua siêu tiện lợi, thanh toán siêu dễ qua App Baokim Plus      Tích hợp Hướng dẫn bồi thường và Xử lý tai nạn, không cần tra cứu thông tin      Cam kết bồi thường nếu giấy chứng nhận điện tử không được chấp nhận vì bất kỳ lý do gì   TẠI SAO DOANH NGHIỆP BẠN NÊN HỢP TÁC BÁN BẢO HIỂM XE MÁY NGAY VỚI BAOKIM? KHÔNG rủi ro tài chính, đọng vốn KHÔNG cần lưu kho KHÔNG phức tạp, luồng vận hành đơn giản KHÔNG cần đầu tư nguồn lực, công nghệ, nhân sự THÊM doanh thu, lợi nhuận THÊM khách hàng THÊM tiện ích, trải nghiệm cho khách hàng   QUY TRÌNH BÁN BẢO HIỂM VÔ CÙNG ĐƠN GIẢN, NHANH CHÓNG ĐỌC THÊM: >>> Giải đáp A-Z về Bảo hiểm xe máy điện tử >>> Hướng dẫn xử lý tai nạn >>> Những lỗi vi phạm giao thông thường gặp và mức phạt người đi xe máy cần nắm >>> Baokim và IXT hợp tác toàn diện, thiết kế nền tảng công nghệ toàn diện cho ngành bảo hiểm

25 ngày trước

16137 lượt xem

Tính độc đáo về công nghệ của Baokim Plus so với giải pháp khác tại Việt Nam

25 ngày trước

16137 lượt xem

Baokim Plus là nền tảng toàn diện (All-in-one) về quản trị thanh toán và quản trị doanh nghiệp, phù hợp với các Doanh nghiệp vừa và nhỏ, các Chuỗi bán lẻ, các shop bán hàng online, giúp họ tối ưu toàn bộ quá trình bán hàng mà không mất nhiều nguồn lực kỹ thuật, vận hành. Tính độc đáo khi ứng dụng công nghệ cao vào phát triển Baokim Plus so với giải pháp khác tại Việt Nam Baokim Plus là giải pháp duy nhất tại Việt Nam sử dụng hệ thống nhúng (embedded system) để tích hợp giải pháp Thanh toán lên website/ứng dụng của người bán hàng. Bằng cách sử dụng hệ thống nhúng (embedded system) có khả năng tự hành và thỏa mãn yêu cầu hoạt động theo thời gian thực, Baokim Plus dễ dàng thích ứng và tích hợp nhanh chóng với nhiều loại hình Nhà bán lẻ. Thay vì sử dụng API vốn mất 2-3 tuần cho việc tích hợp, thì giải pháp tích hợp bằng hệ thống nhúng của Baokim Plus cho phép giảm thiểu thời gian xuống còn 10 phút mà không cần sự tham gia của bộ phận kỹ thuật của Nhà bán hàng sử dụng giải pháp. Chính nhờ tính độc đáo về công nghệ này của Baokim Plus, các Nhà bán hàng khi muốn tích hợp hệ thống Thanh toán thì không cần thiết phải có đội ngũ nhân sự kỹ thuật có kiến thức chuyên sâu về công nghệ. Hơn nữa, ngoài bộ tích hợp sẵn có phù hợp cho số đông khách hàng, Baokim Plus còn tùy biến, linh hoạt điều chỉnh về công nghệ, giải pháp và tính năng để phù hợp với nhu cầu thanh toán và kinh doanh, vận hành riêng của từng khách hàng có các đặc thù và nhu cầu sử dụng riêng. Các công nghệ sử dụng để phát triển Baokim Plus Công nghệ mới được áp dụng để xây dựng Baokim Plus nằm trong Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển thuộc Quyết định số 38/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 30/12/2020, bao gồm: >> Công nghệ dữ liệu lớn; >> Công nghệ ảo hóa, điện toán đám mây; >> Công nghệ đảm bảo an ninh, an toàn mạng và bảo mật thông tin tiên tiến trong bộ tiêu chuẩn PCI DSS (Payment Card Industry Security Standard Council (Hội Đồng Tiêu Chuẩn An Ninh Thẻ Thanh Toán). Dưới đây là Công nghệ được áp dụng phát triển Baokim Plus: Công nghệ Dữ liệu lớn trong xây dựng hệ thống báo cáo Baokim Plus được ứng dụng Công nghệ xử lý Dữ liệu lớn trong việc xây dựng hệ thống báo cáo và ra quyết định. Theo đó, dữ liệu từ các hệ thống dịch vụ sẽ được đồng bộ tự động về kho dữ liệu lớn. Các công cụ phân tích dữ liệu và lên báo cáo (BI Tools) sẽ giúp trích xuất các báo cáo và phân tích xu hướng tự động, giúp Nhà bán hàng khi sử dụng Baokim Plus giảm thiểu nhân lực vận hành và ra quyết định nhanh chóng, chính xác hơn. Ứng dụng Công nghệ ảo hóa để đơn giản hóa và tự động hóa việc quản lý trung tâm dữ liệu Công nghệ ảo hoá với VMWare & Docker được ứng dụng vào phát triển giải pháp Baokim Plus với mục đích giảm chi phí ban đầu và chi phí hoạt động của giải pháp. Nhờ công nghệ này, việc quản lý trung tâm dữ liệu thanh toán được tự động hóa và đơn giản hóa, cho phép bộ phận phát triển sản phẩm tập trung vào những ứng dụng và dịch vụ mới mang lợi ích thực tiễn cho khách hàng. Công nghệ này cũng giúp tăng tính linh hoạt của hệ thống, cho phép di chuyển máy chủ mà không gây ảnh hưởng đến các ứng dụng và dịch vụ đang chạy trên các máy chủ, đồng thời cung cấp các ứng dụng và tài nguyên nhanh hơn, giảm thiểu hoặc loại bỏ thời gian dừng hệ thống khi bảo trì. Việc này tăng tính hoạt động ổn định, liên tục, nhanh gọn của Baokim Plus. Kiến trúc phần mềm Microservices giúp nâng cao khả năng phát triển và mở rộng hệ thống của Baokim Plus Với định hướng phát triển Baokim Plus trở thành giải pháp All-in-one phù hợp với đa số Nhà bán hàng nhỏ lẻ với hàng chục triệu giao dịch cùng thời điểm, nên Baokim lựa chọn kiến trúc phần mềm Microservices để giúp nâng cao khả năng phát triển mở rộng của hệ thống. Kiến trúc này cho phép Baokim dễ dàng quy hoạch hệ thống thành các service nhỏ, độc lập, nhờ đó thuận tiện quản lý và mở rộng quy mô hệ thống cả về mặt kỹ thuật lẫn đội ngũ nhân sự. Vì vậy, Baokim Plus đảm bảo được khả năng phát triển rộng và nhanh số lượng khách hàng sử dụng hệ thống với hoạt động ổn định, an toàn, nhanh chóng; đồng thời, khả năng đáp ứng các yêu cầu tùy biến về dịch vụ của Baokim Plus theo yêu cầu riêng của khách hàng sẽ cao hơn. Chuẩn Open API giúp phát triển nhanh chóng hệ thống và tích hợp dịch vụ dễ dàng Với khẩu hiệu Thanh toán giản đơn, Baokim hướng tới phát triển giải pháp tối ưu sao cho tiếp cận được tối đa lượng khách hàng và cung cấp giải pháp một cách tiện lợi nhất. Bằng việc phát triển các API tuân theo chuẩn Open API, thời gian phát triển API được rút ngắn, việc tích hợp dịch vụ lên website của khách hàng trở nên miễn phí, dễ dàng, nhanh chóng và thuận lợi hơn. Ngoài ra, đội ngũ phát triển sản phẩm Baokim Plus cũng ứng dụng các công cụ DevOps nhằm tự động hóa quy trình phát triển, nâng cấp hệ thống, giúp giảm thiểu khối lượng công việc thủ công, giảm thời gian phát triển và nâng cấp dịch vụ, từ đó, tăng khả năng cạnh tranh của Baokim Plus. Tính bảo mật của Baokim Plus Bảo mật mạng Baokim nhận được chứng chỉ bảo mật Quốc tế PCI DSS (Payment Card Industry Data Security Standard (Hội Đồng Tiêu Chuẩn An Ninh Thẻ Thanh Toán)) trong nhiều năm liên tiếp. Đây là tiêu chuẩn an ninh được lập ra bởi một liên minh năm thương hiệu thẻ lớn nhất thế giới: Visa, Mastercard, American Express, Discover và JCB. Chứng nhận tuân thủ PCI DSS của Baokim. Nguồn: Baokim. Nhận được chứng chỉ đạt chuẩn PCI DSS cho thấy sự tuân thủ chặt chẽ các tiêu chuẩn bảo mật cao nhất và sự đảm bảo cung cấp dịch vụ thanh toán với chuẩn mực an toàn nhất cho khách hàng của Baokim. Để được cấp chứng chỉ này, Baokim phải kiểm tra mạng lưới hạ tầng hàng tháng. Đồng thời, Hội đồng Tiêu chuẩn Bảo mật tới kiểm tra bảo mật hàng năm, nhằm đảm bảo đáp ứng và tuân thủ các nguyên tắc về bảo mật. Baokim đáp ứng tốt những yêu cầu chính liên quan tới đảm bảo an toàn cho dữ liệu như sau: >> Đáp ứng và tuân thủ việc xây dựng và duy trì hệ thống mạng bảo mật: Xây dựng và duy trì hệ thống tường lửa để bảo vệ dữ liệu thẻ; Không sử dụng các tham số hoặc mật khẩu có sẵn từ các nhà cung cấp hệ thống. >> Đáp ứng và tuân thủ việc bảo vệ dữ liệu thẻ thanh toán: Bảo vệ dữ liệu thẻ thanh toán khi lưu trên hệ thống; Mã hóa thông tin thẻ trên đường truyền khi giao dịch. >> Đáp ứng và tuân thủ việc xây dựng và duy trì tình trạng đảm bảo an ninh mạng: Sử dụng và cập nhật thường xuyên phần mềm diệt Virus; Dựng và duy trì hệ thống và ứng dụng đảm bảo an ninh mạng. >> Đáp ứng và tuân thủ việc xây dựng hệ thống kiểm soát xâm nhập: Hạn chế tiếp cận với dữ liệu thẻ thanh toán; Cấp và theo dõi các tài khoản truy nhập hệ thống của nhân viên; Giới hạn các phương pháp tiếp cận vật lý với dữ liệu thẻ. >> Đáp ứng và tuân thủ việc theo dõi và đánh giá hệ thống thường xuyên: Kiểm tra và lưu tất cả các truy nhập vào hệ thống và dữ liệu thẻ; Thường xuyên đánh giá và thử nghiệm lại quy trình an ninh hệ thống. >> Đáp ứng và tuân thủ chính sách bảo vệ thông tin: Xây dựng chính sách bảo vệ thông tin. >> Đội ngũ kỹ thuật của Baokim quy hoạch mạng thành các phân vùng độc lập, sử dụng Firewall mềm, Firewall cứng, mạng ảo VPN và các kênh truyền riêng (leaseline) trong các kết nối, sử dụng toàn bộ giao thức ssl trong các kết nối. Điều này giúp Baokim Plus được bảo mật mạng tốt hơn. Bảo mật ứng dụng Để bảo mật ứng dụng, bảo vệ tài khoản người dùng, đội ngũ kỹ thuật của Baokim sử dụng các công nghệ mã hóa 1 chiều, 2 chiều để lưu trữ các dữ liệu cần được bảo mật cao, sử dụng phương thức xác thực giao dịch 2 bước với OTP trong xác thực xử lý giao dịch, giúp mọi giao dịch của khách hàng được bảo mật ở mức độ cao nhất.  

5 ngày trước

15984 lượt xem

BAOKIM XUẤT SẮC GIÀNH GIẢI SÁNG KIẾN GIÁO DỤC THÔNG MINH - SEI AWARDS' 2023

5 ngày trước

15984 lượt xem

Baokim đã được gọi tên trong Hạng mục Ảnh hưởng Giáo dục của năm, Giải thưởng Sáng kiến Giáo dục thông minh - SEI Awards 2023. Chiều ngày 10/11/2023 tại Trụ sở Liên hiệp Các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, trong khuôn khổ Diễn đàn quốc gia về Công nghệ và Chuyển đổi số giáo dục (EDTECH VIETNAM) lần thứ Nhất, năm 2023, Hội đồng Giám khảo chương trình: “Tuyên dương Sáng kiến giáo dục thông minh - SEI Awards” lần thứ Nhất, năm 2023 đã tổ chức họp, đánh giá, chấm điểm, đề xuất Chủ tịch Hội đồng Giám khảo thông qua kết quả “Tuyên dương Sáng kiến giáo dục thông minh - SEI Awards” lần thứ Nhất, năm 2023, trình Lãnh đạo Liên hiệp Các hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tuyên dương các đơn vị đạt yêu cầu. Đại diện Ban tổ chức và Hội đồng Giám khảo chụp hình lưu niệm. Hội đồng Khoa học của Viện Sáng tạo và Chuyển đổi số (VIDTI) và Ban tổ chức chương trình tuyên dương Sáng kiến giáo dục thông minh đã đề xuất 3 hạng mục tuyên dương đáp ứng với các yêu cầu phát triển của nhà trường và sản phẩm của các tổ chức doanh nghiệp trong công nghệ giáo dục, đó là: Hạng mục 1: Môi trường giáo dục của năm - với các nhóm tiêu chí nhấn mạnh việc ứng dụng công nghệ số trong dạy và học, công nghệ số trong tăng cường cơ sở vật chất cho dạy và học, quản lý cơ sở vật chất dựa trên công nghệ số và các tiêu chí mềm về kỹ năng số của giáo viên, cán bộ và hoạt động hành chính của nhà trường; Hạng mục 2: Sáng tạo giáo dục của năm - tập trung các tiêu chí về đổi mới sáng tạo trong dạy, học với việc ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số trong giảng dạy, học tập và quản lý giáo dục - trong đó nhấn mạnh các yếu số ĐMST dựa trên công nghệ số trong các hoạt động phải hiệu quả thiết thực và nhằm nâng cao hiệu quả của cơ sở giáo dục và hoạt động dạy, học cũng như quản lý giáo dục; Hạng mục 3: Ảnh hưởng giáo dục của năm - sản phẩm, dịch vụ, giải pháp thông minh và công nghệ giáo dục thì các tiêu chí tập trung vào tính sử dụng công nghệ mới của IR4 trong các giải pháp, các tính năng về an toàn và quản lý dữ liệu, cũng như tính hiệu quả đo đếm được. Các nhóm tiêu chí của hạng mục đều được đề xuất dựa trên các cơ sở khoa học và thực tiễn trong quá trình hoạt động phản biện chính sách, tư vấn triển khai ĐMST và chuyển đổi số của Viện Sáng tạo và Chuyển đổi số và được Hội đồng chuyên gia đánh giá, thông qua. Các thành viên Hội đồng chuyên gia của chương trình bao gồm những nhà khoa học, chuyên gia đến từ Viện, trường, các nhà quản lý đến từ các Bộ, ngành trung ương. PGS.TS Phạm Ngọc Linh, Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Giám khảo chủ trì cuộc họp chia sẻ lần đầu tiên Chương trình được tổ chức nhưng đã thu hút được nhiều trường học và doanh nghiệp đăng ký tham gia. Ông cho rằng việc nhiều trường học, doanh nghiệp đăng ký tham gia, chứng tỏ chương trình có được sức hút rất lớn. Ông cũng hy vọng, trong thời gian tới sẽ có nhiều hơn nữa các ý tưởng mới, các sản phẩm và giải pháp, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số giáo dục”. Là người tham gia nhiều Hội đồng Giám khảo ở lĩnh vực số, chuyển đổi số, công nghệ thông tin TS. Nguyễn Quân - nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, Chủ tịch Hội tự động hóa Việt Nam cho rằng “Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đề xuất chủ trương về diễn đàn công nghệ và chuyển đổi số giáo dục và tuyên dương Sáng kiến giáo dục thông minh, tôi cho rằng rất phù hợp, nhất là trong giai đoạn hiện nay, vấn đề chuyển đổi số quốc gia được triển khai rất rộng rãi, tuy nhiên các cơ sở giáo dục từ phổ thông đến Đại học còn gặp nhiều vướng mắc trong quá trình xây dựng dự án Chuyển đổi số cho đơn vị của mình, đặc biệt sử dụng các nền tảng số công nghệ thông minh phục vụ cho sự phát triển của công nghệ giáo dục. Chính vì thế, “Tuyên dương Sáng kiến giáo dục thông minh” sẽ lựa chọn được những điển hình tiên tiến, những người đã bước đầu thành công trong lĩnh vực chuyển đổi số cho đơn vị. Chúng ta tôn vinh họ, thông qua họ cũng là những hình mẫu để các đơn vị khác còn đang khó khăn, chưa chuyển đổi số thành công, có thể nhìn thấy ở các đơn vị này những bài học kinh nghiệm, cũng như giải pháp để họ sớm hoàn thành chuyển đổi số cho đơn vị của mình”. Giáo dục đang trong giai đoạn thay đổi rất nhanh. Chúng ta đang bước vào giai đoạn tăng tốc, cần áp dụng rất nhiều thành tựu về chuyển đổi số đưa vào để đào tạo ra những lớp thanh niên thế hệ mới. Trong đó, sáng kiến các doanh nghiệp được đề cử đều hướng đến nền giáo dục hiện đại luôn đòi hỏi những công nghệ hỗ trợ xung quanh và trên nền tảng số, giống như việc đào tạo ra những thế hệ sinh viên mới không chỉ là những người thụ động học những bài giảng của thầy cô theo phương pháp truyền thống, mà ngày nay, sinh viên ở các trường Đại học có khả năng dẫn dắt, tự tìm ra chính bản thân và phát huy tất cả các khả năng sáng tạo của mình. Theo PGS.TS Hoàng Hữu Hạnh - Chủ tịch Hội đồng khoa học Viện Sáng tạo và chuyển đổi số, Phó Chủ tịch Hội đồng Giám khảo, Điễn đàn quốc gia về Công nghệ và chuyển đổi số giáo dục - EDTECH VIETNAM là một sự kiện lớn, quy mô toàn quốc về những nghiên cứu, ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số trong giáo dục ở Việt Nam. Sự kiện hướng đến mục tiêu thúc đẩy các ứng dụng công nghệ số được phổ biến rộng rãi, công nghệ ICT sẽ góp phần thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục ở các cấp: từ quản lý giáo dục, hoạt động dạy và học, hoạt động nghiên cứu những công nghệ mới trong giáo dục, nâng cao năng lực số cho các bên trong hệ sinh thái giáo dục số,… Lần đầu tiên tổ chức Tuyên dương sáng kiến giáo dục thông minh với 3 hạng mục tuyên dương cụ thể, chương trình đã nhận được rất nhiều hồ sơ đăng ký tham gia, chứng tỏ sức hút cũng như nhu cầu của xã hội đối với các sản phẩm, ứng dụng số trong lĩnh vực giáo dục là rất lớn. Lễ Tuyên dương các đơn vị, doanh nghiệp đạt "Tuyên dương Sáng kiến Giáo dục thông minh - SEI Awards" lần thứ Nhất, năm 2023 sẽ được tổ chức vào sáng ngày 02/12/2023, trong khuôn khổ Diễn đàn Quốc gia về Công nghệ và Chuyển đổi số Giáo dục (EDTECH VIETNAM) tại Nhà hát Ca múa nhạc Quân đội, được truyền hình trực tiếp trên kênh VTC1 - Đài truyền hình Kỹ thuật số VTC. Đây là năm đầu tiên tổ chức Chương trình “Tuyên dương Sáng kiến Giáo dục thông minh - SEI Awards”. Ban tổ chức đã nhận được sự hưởng ứng và tham gia đồng hành của nhiều đơn vị, doanh nghiệp uy tín, tiêu biểu như: Học Viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, Tập đoàn CMC, Tập đoàn Giáo dục EQuest, Tập đoàn Bình Minh, Công ty Cổ phần Misa, Trường Đại học Phenikaa, Công ty Cổ phần Giáo dục KDI, Công ty Cổ phần Giải pháp Thiết bị Sao Mai, Công ty TNHH Công nghệ Giáo dục Azota, Công ty Cổ phần Thương mại Điện tử Bảo Kim, ...  

Video

Podcast

HÔM NAY

PODCAST

Baokim Talk

Cập nhật tin tức, chia sẻ những câu chuyện về hoạt động Mua/Bán và trải nghiệm Thanh toán tại Việt Nam.

Podcast được phát hành 2 tuần/lần bởi Baokim