TIN TỨC

Tin mới nhất

23 ngày trước

305 lượt xem

CẢNH BÁO ỨNG DỤNG, WEBSITE GIẢ MẠO TỔ CHỨC TÍN DỤNG

Kính gửi Quý Đối tác/Khách hàng, Baokim nhận được Công văn số 464/CNTT8 (“Công văn số 464”) ngày 20/3/2024 của Cục Công nghệ thông tin – Ngân hàng Nhà nước Về việc cảnh báo xuất hiện ứng dụng, website giả mạo tổ chức tín dụng. Để việc thanh toán được an toàn, bảo mật, Baokim xin gửi tới Quý Đối tác/Khách hàng một số lưu ý sau: 1. Lưu ý về Kênh hỗ trợ chính thống từ Baokim Hiện tại, có nhiều nguy cơ, rủi ro kẻ xấu giả mạo nhân viên Baokim hoặc tổ chức tín dụng đang hợp tác với Baokim để tiếp cận, hướng dẫn, yêu cầu người dùng truy cập website giả mạo, cài đặt ứng dụng giả mạo, độc hại với mục đích lừa đảo chiếm đoạt tiền, đánh cắp thông tin. Baokim khẳng định đang sử dụng các kênh thông tin chính thống sau: Website: www.baokim.vn; www.plus.baokim.vn. Email Chăm sóc khách hàng: hotrokhachhang@baokim.vn Số hotline Chăm sóc khách hàng: 024.710.78.999 Fanpage: https://www.facebook.com/baokim.thanhtoangiandon Youtube: https://www.youtube.com/@baokim7982 Zalo OA: https://zalo.me/1652197114213727558 Ngoài các kênh chính thống này, Baokim không có bất kỳ một kênh truyền thông thông tin nào khác. 2. Baokim khuyến cáo Quý Đối tác/Khách hàng nên kiểm chứng thông tin, chính sách qua các kênh chính thống, ví dụ: gọi xác minh với Tổng đài hỗ trợ được công bố chính thức của Baokim khi Quý Đối tác/Khách hàng nhận được thư hoặc thông báo lạ. Baokim khuyến nghị Quý Đối tác/Khách hàng kiểm chứng thông tin về website tại dịch vụ Danh sách Website giả mạo/đen của Bộ Thông tin và Truyền thông. 3. Quý Đối tác/Khách hàng nên xem xét không thực hiện việc gửi thông tin có kèm các đường link qua các kênh thông tin ngoài ứng dụng giao dịch chính thống (như qua thư điện tử, tin nhắn SMS,…), đồng thời Quý Đối tác/Khách hàng không bấm, truy cập website/link hoặc cài đặt ứng dụng bất thường, nghi ngờ. 4. Trong trường hợp Quý Đối tác/Khách hàng bị lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, Quý Đối tác/Khách hàng nên trình báo cơ quan chức năng của Bộ Công an để nhận được sự hỗ trợ, tiến hành thủ tục điều tra, khắc phục hậu quả (nếu có). Trân trọng, Baokim

1 tháng trước

701 lượt xem

Chúc mừng Đối tác của Baokim - Viettel Post chính thức niêm yết trên sàn HOSE

Ngày 12/03/2024, Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) tổ chức Lễ trao quyết định niêm yết, chính thức đưa 121.783.042 cổ phiếu của Tổng Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel (Mã Ck: VTP) vào giao dịch. Viettel Post chính thức niêm yết trên sàn HOSE Theo đó, tổng giá trị chứng khoán niêm yết của Tổng Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel là 1.217.830.420.000 đồng, giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 65.400 đồng/cổ phiếu, biên độ giao động giá +/-20%. Tổng Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel (Viettel Post) có vốn điều lệ là 1.218 tỷ đồng và là đơn vị thành viên thuộc Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel). Sau 27 năm thành lập, Viettel Post đã hình thành hệ sinh thái logistics dựa trên nền tảng hạ tầng hiện đại, công nghệ cao, cung cấp đầy đủ dịch: chuyển phát, supply chain (kho, vận tải vận chuyển, forwarding…), thương mại điện tử xuyên biên giới… đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ logistics cho các khách hàng doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước. Năm 2023, Viettel Post đạt doanh thu 19.590 tỷ đồng, tăng trưởng 29%, cao nhất trong 5 năm qua, trong đó, lợi nhuận sau thuế đạt hơn 380 tỷ đồng, tăng 48% so với năm 2022. Kế hoạch 2024, Viettel Post đặt mục tiêu doanh thu 13.847 tỷ đồng, mục tiêu lợi nhuận sau thuế 384 tỷ đồng. Hiện, Baokim đang giúp Viettel Post tự động hóa thu các đơn hàng thương mại điện tử bằng mã QR với khối lượng giá trị giao dịch tới hơn 2000 tỷ/tháng. Việc sử dụng giải pháp Thu hộ bằng mã QR của Baokim Plus giúp Viettel Post tối ưu được luồng vận hành nội bộ do dòng tiền được tự động hóa trên hệ thống, đối soát tự động trên hệ thống, thông báo tự động cho shipper để xác nhận đã hoàn thành giao đơn hàng, và tự động trả tiền về cho Viettel Post luôn tại thời điểm đó (Realtime). Đồng thời, giảm tối đa thời gian, sức lực của hàng trăm nghìn shipper đang ngày đêm chuyển hàng khắp Việt Nam. Mô hình thu tiền thành công này của Viettel Post đã mở ra một con đường mới về tự động hóa nghiệp vụ thu tiền cho các nhà vận chuyển tại Việt Nam. Theo: https://thoibaotaichinhvietnam.vn    

24 ngày trước

12849 lượt xem

Baokim và NAPAS đẩy mạnh triển khai thanh toán không dùng tiền mặt trong ngành Giáo dục

24 ngày trước

12849 lượt xem

Hàng trăm ngàn Sinh viên nhận được khuyến mãi lớn khi thanh toán học phí trực tuyến qua cổng Baokim, đây là chiến dịch mà Baokim và NAPAS đồng triển khai để khuyến khích trực tuyến hóa thanh toán trong trường học. Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) và Công ty Cổ phần Thương mại Điện tử Bảo Kim (Baokim) đã kết hợp triển khai chiến dịch “Đóng học ngay – Trao tay 100k”. Theo đó, các sinh viên thuộc nhiều trường Đại học/Cao đẳng khắp toàn quốc ngay lập tức được tặng mã khuyến mại trị giá 100.000 VND (trừ trực tiếp vào giá trị của Giao dịch thanh toán) khi sử dụng Cổng thanh toán điện tử của Baokim để thanh toán tiền học phí bằng phương thức thanh toán qua Thẻ ATM. “Đóng học ngay – Trao tay 100k” là một trong số nhiều hoạt động thúc đẩy thanh toán trực tuyến của Baokim và NAPAS. Nguồn: Baokim. Đây là một trong những hoạt động cụ thể để thúc đẩy việc thanh toán không dùng tiền mặt trong trường học, từng bước thực hiện “Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025” được Thủ tướng Chính phủ ban hành kèm theo “Quyết định số 1813/QĐ-TTg”. Nhiều năm qua, đặc biệt là kỳ năm 2021-2022, NAPAS đã hoàn thành các nhiệm vụ trọng tâm được Ngân hàng Nhà nước giao phó, bám sát kế hoạch triển khai “Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2021-2025” của ngành ngân hàng; phát huy vai trò đơn vị cung cấp hạ tầng thanh toán quốc gia, dịch vụ chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử; hỗ trợ và góp phần cùng các ngân hàng, công ty tài chính, trung gian thanh toán và các đối tác phát triển hệ sinh thái thanh toán số; gia tăng tiện ích, trải nghiệm thanh toán cho mọi người dân. Năm 2021 tới nay, NAPAS hợp tác cùng Baokim – đơn vị cung cấp giải pháp trung gian thanh toán hàng đầu Việt Nam để đưa giải pháp thanh toán trực tuyến không dùng tiền mặt vào hệ thống quản lý học sinh/sinh viên tại hơn 300 trường các cấp học khắp Toàn quốc. Cho tới nay, có gần 200.000 sinh viên khắp cả nước và hàng triệu học sinh các cấp đang thanh toán các khoản học phí, chi phí trực tuyến qua cổng Baokim. Việc thanh toán không dùng tiền mặt tại các trường/cơ sở giáo dục được hiểu là phụ huynh/học sinh có thể đóng các khoản phí cho trường bằng các phương thức trực tuyến thay vì phải tới tận nơi đóng tiền trực tiếp theo cách truyền thống. Hiện, Baokim đang cung cấp tất cả các phương thức thanh toán trực tuyến như thanh toán chuyển khoản, thanh toán qua thẻ ATM (phối hợp cùng NAPAS), thanh toán qua thẻ Visa/Master/JCB, thanh toán qua QR Code, thanh toán qua Ví Momo, Ví ViettelPay, Ví ZaloPay, thậm chí thanh toán trả góp học phí qua thẻ tín dụng và qua Công ty tài chính. Trong đó, hình thức được nhiều phụ huynh, học sinh chọn thanh toán hơn cả là Thanh toán chuyển khoản và Thanh toán qua Thẻ ATM. Sinh viên Trường Quốc tế, Đại học Quốc gia Hà Nội hưởng ứng chiến dịch. Nguồn: Baokim. Để sử dụng dịch vụ, rất đơn giản, các trường học/cơ sở giáo dục đào tạo chỉ cần có Hợp đồng cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán với Baokim. Học sinh, sinh viên và phụ huynh chỉ cần tạo tài khoản và sử dụng dịch vụ Cổng thanh toán Baokim trên chính website của trường. Đánh giá về phương thức thanh toán trực tuyến, TS. Trần Diễm Hằng, Trưởng khoa Du lịch, trường Đại học Hòa Bình (Hà Nội) cho biết: “Thông qua việc triển khai dịch vụ đóng học phí trực tuyến, khoa đã hạn chế được tình trạng quá tải, áp lực thu chi cho ban quản lý của khoa, đặc biệt vào mỗi dịp cao điểm đầu học kỳ. Nhà trường cũng có thể giảm bớt chi phí về hóa đơn giấy và tiết kiệm nguồn nhân lực. Đồng thời, việc quản lý học phí cũng được thực hiện chính xác, minh bạch, an toàn và nhanh chóng hơn”. “Trong thời gian tới, Baokim và NAPAS với vai trò là trung gian thanh toán và đơn vị cung cấp hạ tầng thanh toán bán lẻ quốc gia sẽ tiếp tục đẩy mạnh nhiều hoạt động để khuyến khích phụ huynh, sinh viên, học sinh các cấp thanh toán không dùng tiền mặt. Việc số hóa các kênh thanh toán này đem lại sự đơn giản, tiện lợi và nhanh chóng mỗi khi thanh toán, góp phần phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia”, anh Hoàng Thế Thanh, CEO Baokim hào hứng chia sẻ. Nằm trong chuỗi sự kiện chào mừng Lễ khai trường, chiến dịch “Đóng học ngay – Trao tay 100k” mang tới cho sinh viên toàn quốc món quà mùa tựu trường trị giá 100.000 VND (trừ trực tiếp vào giá trị của Giao dịch thanh toán) khi sử dụng Cổng thanh toán điện tử của Baokim để thanh toán tiền học phí bằng phương thức thanh toán qua Thẻ ATM. Hoạt động này nhằm thúc đẩy thói quen thanh toán trực tuyến trong trường học của đông đảo Phụ huynh, Sinh viên khắp toàn quốc. >>> Thể lệ chương trình xem tại đây. >>> Hướng dẫn nhận voucher 100k xem tại đây.     Thanh Mai

9 ngày trước

12788 lượt xem

4 Khách hàng của Baokim lọt Top 10 Công ty bán lẻ uy tín 2023

9 ngày trước

12788 lượt xem

Ngày 22/9/2023, Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) chính thức công bố Bảng xếp hạng Top 10 Công ty Bán lẻ uy tín năm 2023. Theo đó, FPTRetail, MediaMart, Di Động Thông Minh, Hoàng Hà Mobile - Đối tác của Baokim đã lọt Top 10 trong Nhóm Điện máy, điện lạnh, thiết bị số, sách báo, văn phòng phẩm. Top 10 Công ty Bán lẻ uy tín năm 2023 được xây dựng dựa trên nguyên tắc khoa học và khách quan. Các công ty được đánh giá, xếp hạng dựa trên 3 tiêu chí chính: (1) Năng lực tài chính thể hiện trên báo cáo tài chính năm gần nhất; (2) Uy tín truyền thông được đánh giá bằng phương pháp Media Coding - mã hóa các bài viết về công ty trên các kênh truyền thông có ảnh hưởng; (3) Khảo sát đối tượng nghiên cứu và các bên liên quan được thực hiện trong tháng 8/2023. Danh sách 1: Top 10 Công ty Bán lẻ uy tín năm 2023 - Nhóm Siêu thị, tổng hợp Danh sách 2: Top 10 Công ty Bán lẻ uy tín năm 2023 – Nhóm Điện máy, điện lạnh, thiết bị số, sách báo, văn phòng phẩm Danh sách 3: Top 5 Công ty Bán lẻ uy tín năm 2023 – Nhóm Kim hoàn Bán lẻ theo sát nhịp chuyển động của kinh tế vĩ mô Diễn biến đồng pha với đà tăng trưởng chậm của kinh tế vĩ mô, kể từ quý IV/2022 đến nay, thị trường bán lẻ Việt Nam đã trải qua những tháng ảm đạm. Lợi nhuận của các doanh nghiệp trong ngành chịu áp lực nặng nề từ sức cầu yếu do thu nhập của người dân bị ảnh hưởng tiêu cực bởi tình hình xuất khẩu khó khăn, hoạt động sản xuất kinh doanh trì trệ, cộng hưởng với gánh nặng từ môi trường lãi suất cao và tín dụng thắt chặt bởi các công ty tài chính tiêu dùng. Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, tiêu dùng cuối cùng nửa đầu năm 2023 chỉ tăng 2,7% so với cùng kỳ năm trước (trong khi cùng kỳ năm 2022 tăng 6,1%). Thêm vào đó, mức độ cạnh tranh của các nhà bán lẻ diễn ra mạnh mẽ và liên tục trong suốt 2 quý đầu năm 2023 qua những cuộc đua hạ giá, giành thị phần càng siết chặt đáng kể tỷ suất lợi nhuận của các nhà bán lẻ. Doanh thu bán lẻ hàng hóa 8 tháng đầu năm 2023 ước đạt 3.175,5 nghìn tỷ đồng và ghi nhận mức tăng trưởng dương (+8,7% so với cùng kỳ năm trước). Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng này thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng doanh thu 8 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm trước của giai đoạn trước COVID-19, từ năm 2015-2019. Hình 1: Doanh thu bán lẻ hàng hóa 8 tháng đầu năm giai đoạn 2015-2023 Nguồn: Vietnam Report tổng hợp dữ liệu từ Tổng cục Thống kê Bước sang những tháng cuối năm 2023, song hành với những tín hiệu khả quan, tháng sau tích cực hơn tháng trước của nền kinh tế, hai phần ba số doanh nghiệp trong ngành kỳ vọng rằng tình hình thị trường bán lẻ sẽ phần nào có cải thiện hơn so với nửa đầu năm, dù sự phục hồi chưa thực sự rõ rệt và tốc độ khá chậm chạp. Trong khi đó, một phần ba số doanh nghiệp còn lại có góc nhìn tiêu cực hơn cho rằng, với dư âm tiêu cực của giai đoạn tiêu thụ yếu và thị trường có nhiều yếu tố bất lợi, khó khăn sẽ dai dẳng. Do đó, sự phục hồi cần nhiều thời gian hơn và nhiều khả năng sang nửa cuối năm 2024 mới quay trở lại bình thường. Thời gian cũng là một yếu tố quan trọng liên quan đến sự dịch chuyển góc nhìn của người tiêu dùng về tình hình tài chính của bản thân. Theo kết quả khảo sát của Vietnam Report, phần lớn người tiêu dùng bày tỏ niềm tin rằng sự bất ổn kinh tế và các tác động tương ứng đối với thị trường việc làm sẽ tồn tại trong thời gian ngắn và sự phục hồi dần rõ rệt theo thời gian. Tỷ lệ người tiêu dùng kỳ vọng tình hình tài chính từ nay đến cuối năm sẽ khả quan hơn đạt 68,8% và con số này tăng lên đến 88,0% khi đánh giá về bức tranh tài chính 12 tháng tới. Hình 2: Góc nhìn của người tiêu dùng về tình hình tài chính của bản thân Nguồn: Vietnam Report, Khảo sát người tiêu dùng ngành bán lẻ, tháng 8/2023 Làn gió thuận - nghịch trong những tháng cuối năm Trong phần còn lại của năm, nhìn chung, các áp lực đối với doanh nghiệp bán lẻ khá tương đồng với nửa đầu năm đã qua. Câu chuyện sức mua yếu và những ảnh hưởng tiêu cực từ sự trì trệ của nền kinh tế chưa thể một sớm một chiều được giải quyết và tiếp tục là hai mối lo chính với sự đồng thuận của lần lượt 100,0% và 92,9% số doanh nghiệp. Trong khi đó, sức nóng từ môi trường cạnh tranh gay gắt trong ngành thể hiện qua các cuộc chiến giá nửa đầu năm dù có dịu bớt trong nửa cuối song vẫn thuộc top 3 thách thức lớn nhất được doanh nghiệp điểm tên. Diễn biến trên thị trường cho thấy, sức ép lên tỷ giá gia tăng trong thời gian gần đây, với tác động từ sự ngược chiều của chính sách tiền tệ trong và ngoài nước cũng như thanh khoản tiền đồng dư thừa do tăng trưởng tín dụng yếu. Trước tình trạng này, 42,9% số doanh nghiệp bán lẻ bày tỏ lo lắng và nhận định biến động tỷ giá là khó khăn lớn ảnh hưởng đến tình hình hoạt động của doanh nghiệp trong 6 tháng cuối năm. Tuy nhiên, biến động tăng cao đột ngột của thị trường ngoại hối được dự báo chỉ mang tính chất ngắn hạn. Chênh lệch lãi suất nội - ngoại tệ sẽ dần thu hẹp khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) bước vào gần cuối chu kỳ thắt chặt chính sách tiền tệ và các yếu tố nội tại của Việt Nam như vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vẫn tăng trưởng tương đối ổn định (mức vốn đầu tư thực hiện trong 8 tháng đầu năm 2023 tăng 1,3% so với cùng kỳ năm 2022), cán cân thương mại hàng hóa từ đầu năm đến nay ước tính xuất siêu 16,26 tỷ USD và tăng trưởng tín dụng được đẩy mạnh những tháng cuối năm, trong bối cảnh sản xuất dần phục hồi. Dù vẫn có những lo lắng nhất định về rủi ro lạm phát, chi phí lãi vay, chi phí vận hành cao hay lượng hàng tồn kho lớn nhưng tỷ lệ các doanh nghiệp đánh giá đây là những thách thức lớn nhất phải đối mặt trong nửa cuối năm giảm so với 6 tháng đầu năm. Điển hình là áp lực từ chi phí lãi vay cao và tồn kho lớn so với cùng kì được các doanh nghiệp kỳ vọng sẽ lắng xuống trong hai quý cuối năm, nhờ các điều kiện kinh tế vĩ mô dần cải thiện khi nhiều quyết sách được đưa ra để kích thích nền kinh tế, hỗ trợ các doanh nghiệp bán lẻ cũng như người tiêu dùng. Hình 3: Top 6 khó khăn của doanh nghiệp bán lẻ trong năm 2023 Nguồn: Vietnam Report, Khảo sát doanh nghiệp bán lẻ, tháng 8/2023 Có thể nói, lực đẩy từ các chính sách hỗ trợ của Chính phủ là một trong những cơ sở quan trọng cho kỳ vọng vững vàng vượt qua thời điểm khó khăn, đưa tỷ suất lợi nhuận sẽ tích cực hơn trong nửa cuối năm 2023 của các doanh nghiệp bán lẻ. Việc Ngân hàng Nhà nước tiếp tục giảm lãi suất điều hành lần thứ 4 có thể giúp khôi phục dần tín dụng tiêu dùng sau khi nợ xấu được kiểm soát cũng như giảm một phần áp lực vay nợ của các doanh nghiệp ngành bán lẻ trong nửa cuối năm 2023. Cùng với đó, chính sách tăng lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang từ ngày 01/7/2023 và giảm thuế VAT từ 10% xuống 8% góp phần tăng sức cầu nền kinh tế, qua đó tác động trực tiếp đến doanh số kỳ vọng của các doanh nghiệp bán lẻ thời gian tới. Doanh nghiệp sẽ giảm bớt áp lực tăng giá hàng hóa, đồng thời gia tăng sức mua của khách hàng. Ngoài ra, khi chỉ số giá tiêu dùng (CPI) dần hạ nhiệt tại Mỹ - thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, gánh nặng tiêu dùng sẽ không chỉ được giải tỏa tại thị trường này mà tác động lan tỏa toàn cầu. Các đơn hàng mới từ thị trường xuất khẩu chính được kỳ vọng tăng tốc từ nửa cuối 2023 sẽ giúp giảm bớt lo ngại về lạm phát, thất nghiệp và kinh tế suy thoái, từng bước ổn định thu nhập và đưa Việt Nam bước vào chu kỳ tiêu dùng mới. Bên cạnh đó, mùa mua sắm cuối năm cũng sẽ kích thích nhu cầu mua sắm sôi động của người tiêu dùng, giúp các doanh nghiệp trong ngành bán lẻ cải thiện bức tranh kinh doanh và có thể lấy lại đà tăng trưởng. Xét về trung và dài hạn, thị trường bán lẻ Việt Nam được đánh giá là một thị trường có sức hấp dẫn lớn và nhiều tiềm năng phát triển. Quy mô thị trường hiện lên tới 142 tỷ USD và được dự báo sẽ tăng lên 350 tỷ USD trong vài năm tới. Sự trở lại của khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong năm nay và xu hướng ngày càng tăng trong tương lai sẽ hỗ trợ mạnh mẽ cho ngành bán lẻ. Một điều kiện thuận lợi khác là Việt Nam đang ở thời kỳ đỉnh cao của lợi tức nhân khẩu học. Dân số đông và trẻ với 100 triệu dân, quy mô dân số đứng thứ 15 thế giới, cơ cấu dân số ở độ tuổi vàng, với trên 60% nằm trong độ tuổi lao động, tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh chóng đang thúc đẩy tầng lớp tiêu dùng trong những năm gần đây. Nhìn chung, về dài hạn, dư địa phát triển của ngành bán lẻ sẽ ngày càng rộng lớn. Nền kinh tế đang phát triển, dân số lớn và ưa thích kết nối, quá trình đô thị hóa, thu nhập trung bình ngày càng tăng và mức sống cao hơn chính là những yếu tố thuận lợi hỗ trợ tăng trưởng thị trường bán lẻ Việt Nam. Khuynh hướng tiêu dùng Trong bối cảnh thị trường đang vận động theo hướng thuộc về người mua, bất kỳ “nước cờ” nào của các doanh nghiệp bán lẻ cũng đòi hỏi hiểu biết sâu sắc về chuyển dịch trong xu hướng hành vi của người tiêu dùng và khả năng xác định nhạy bén các xu hướng mới. Trong khi đó, biến động về điều kiện kinh tế - xã hội trong và ngoài nước giai đoạn vừa qua, cùng với tốc độ nhanh và mạnh của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và sự thay đổi về nhân khẩu học của tầng lớp tiêu dùng tạo nên nhu cầu ngày càng mở rộng và đa dạng, có thể kéo theo những tác động lớn đến cơ cấu hàng hóa tiêu dùng và ngành bán lẻ. Top 5 ưu tiên của người tiêu dùng khi lựa chọn nơi mua sắm Hình 4: Top 5 ưu tiên của người tiêu dùng khi lựa chọn nơi mua sắm Nguồn: Vietnam Report, Khảo sát người tiêu dùng ngành bán lẻ, tháng 8/2023 Sự gia tăng áp lực tài chính thời gian qua đã thúc đẩy người tiêu dùng mua sắm có chọn lọc hơn, áp dụng nhiều chiến lược khác nhau để tiết kiệm chi phí, song lý trí hơn trong việc đánh đổi giữa giá cả và các thuộc tính khác của sản phẩm. Kết quả khảo sát người tiêu dùng được thực hiện vào tháng 8 năm 2023 của Vietnam Report cho thấy khía cạnh về chất lượng sản phẩm (53,4%), sự đa dạng hàng hóa (47,2%) và danh tiếng của các nhà bán lẻ (41,5%) là những ưu tiên hàng đầu ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nơi mua hàng, theo sau là các chương trình ưu đãi (37,3%) và vị trí địa lý của cửa hàng (34,7%). Thực tế, ở bất kỳ thời điểm nào, giá cả luôn là mối bận tâm của người tiêu dùng. Trong các giai đoạn khó khăn, yếu tố giá cả càng được chú trọng và là vấn đề nhạy cảm với sức mua. Không những thế, với việc ngày càng có nhiều lựa chọn, người tiêu dùng không chỉ so sánh giá của các sản phẩm khác nhau mà còn tìm kiếm những ưu đãi tốt nhất từ nhiều cửa hàng khác nhau và trên các kênh mua hàng khác nhau. Do đó, dù không là ưu tiên số 1 nhưng việc có nhiều chương trình ưu đãi, khuyến mại, hỗ trợ người tiêu dùng vẫn nằm trong top 5 các ưu tiên khi lựa chọn nơi mua sắm của khách hàng. Với ý thức rõ hơn về giá trị, người tiêu dùng ngày càng yêu cầu khắt khe hơn về chất lượng sản phẩm, từ công dụng, nguồn gốc, hạn sử dụng hay độ an toàn… để đảm bảo nhận được giá trị tốt nhất cho số tiền mình bỏ ra. Bên cạnh đó, cung cấp đa dạng hàng hóa đã trở thành một yếu tố gây dựng sức cạnh tranh mạnh mẽ của doanh nghiệp bán lẻ, thông qua việc cho phép người tiêu dùng tìm kiếm và so sánh các sản phẩm để tìm ra sự lựa chọn phù hợp nhất với nhu cầu và sở thích của mình. Đáng chú ý, so với kết quả khảo sát năm 2022, yếu tố liên quan đến danh tiếng và hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp bán lẻ đã gia tăng sức ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nơi mua sắm của người tiêu dùng khi tỷ lệ khách hàng đặt ưu tiên cho khía cạnh này tăng mạnh từ 11,1% lên 41,5%. Người tiêu dùng tin tưởng và ưu tiên mua sắm ở những nơi có độ phủ thương hiệu lớn, nổi tiếng trong ngành, danh tiếng tốt về chất lượng sản phẩm, dịch vụ khách hàng, và đạo đức kinh doanh, được thể hiện qua nhiều kênh, chẳng hạn như các chứng chỉ chất lượng, đánh giá tích cực từ khách hàng trước đó… Ngoài ra, địa điểm gần nhà/nơi làm việc và thuận tiện đi lại là ưu tiên quan trọng của người tiêu dùng khi lựa chọn nơi mua sắm vì mang lại sự tiện lợi, tiết kiệm thời gian, cũng như cơ hội kiểm tra sản phẩm trực tiếp trước khi mua. Mua sắm đa kênh và cuộc cách mạng thương mại xã hội Một điểm đáng chú ý khác là người tiêu dùng ngày càng phát triển thói quen mua sắm đa kênh linh hoạt và mong đợi sự nhất quán và liền mạch giữa trải nghiệm trực tuyến và tại cửa hàng. Trong khi khách hàng có nhu cầu cảm nhận, kiểm tra trực tiếp và sở hữu nhanh chóng sản phẩm cũng như tương tác, kết nối với xã hội và cảm nhận không gian công cộng, họ cũng bị thu hút bởi sự thuận tiện trong việc tiếp cận đa dạng hàng hóa và linh hoạt thời gian… mà mua sắm trực tuyến mang lại. Mối tương quan trực tiếp giữa sự hiện diện thực tế và kỹ thuật số của nhà bán lẻ được phản ánh khi ngày càng nhiều người tiêu dùng cho biết họ đã từng trải nghiệm mua sắm trực tiếp tại cửa hàng thực tế của một thương hiệu và sau đó truy cập vào website hoặc kênh bán hàng online của thương hiệu đó và ngược lại. Điều nay khá tương đồng với một nghiên cứu của ICSC cho rằng thương mại điện tử và bán lẻ tại cửa hàng bổ sung cho nhau và thường tạo ra “hiệu ứng hào quang”. Cụ thể, việc mở một cửa hàng thực tế mới tại một thị trường giúp tổng lưu lượng truy cập vào trang web của nhà bán lẻ đó tăng trung bình 37% và tăng tỷ lệ lưu lượng truy cập web trong thị trường đó lên trung bình 27%. Bên cạnh đó, người tiêu dùng cũng đánh giá cao các cửa hàng bán lẻ cho phép đặt hàng trực tuyến và sau đó nhận tại cửa hàng trực tiếp. Xét riêng về kênh mua sắm trực tuyến, rõ ràng, với tỷ lệ người sử dụng Internet tăng lên đến mức 79,1% dân số, trung bình mỗi người dành hơn 6 tiếng theo dõi nội dung trên mạng (theo báo cáo Digital 2023: Vietnam), không khó để lý giải sự phát triển ấn tượng của kênh bán hàng này. Khi phân tích thứ tự ưu tiên đối với kênh mua hàng theo danh mục sản phẩm, thương mại điện tử đã tạo được sự thu hút mạnh mẽ và thậm chí nhỉnh hơn về tỷ lệ người tiêu dùng ưa thích, trong các danh mục thiết bị số (67,9%), Thực phẩm, đồ uống, hàng tiêu dùng nhanh (54,9%) hay sách báo, tạp chí, văn phòng phẩm (52,8%). Trong khảo sát của Vietnam Report năm ngoái, phần lớn chuyên gia đã đưa ra nhận định mua/bán hàng trực tuyến trên các kênh truyền thông xã hội (social commerce) sẽ mang đến luồng gió mới cho toàn ngành bán lẻ. Thực tế, xu hướng này đã thể hiện rõ nét trong năm nay. Với lợi thế giao thoa giữa nội dung giải trí và yếu tố thương mại, mạng xã hội được xem như cuộc cách mạng hóa trong việc kết nối với khách hàng và trở thành phương thức để quảng bá và bán sản phẩm/ dịch vụ trực tiếp. Từ bước khám phá sản phẩm thông qua quảng cáo, bài viết, livestream, đánh giá (review)…, trên các trang thương mại xã hội, người tiêu dùng có thể ngay lập tức mua một món đồ mà bản thân cảm thấy hứng thú và bỏ qua bước chuyển sang các nền tảng khác. Do đó, hành trình mua sắm của người tiêu dùng trở nên ngắn, thuận tiện và hấp dẫn hơn. Đặc biệt, với tính phổ biến rộng rãi của các trang mạng xã hội đối với tầng lớp “công dân thế hệ số” - những người sinh trong giai đoạn 1980-2012, gồm Thế hệ Y và Thế hệ Z, tiềm năng của thương mại xã hội còn rất lớn và có thể sẽ tạo nên một bức tranh rất khác biệt cho ngành bán lẻ khi nhóm đối tượng này dự kiến sẽ chiếm khoảng 40% tổng tiêu thụ của Việt Nam vào năm 2030. Chiến lược thích ứng Theo guồng quay nhanh của môi trường kinh doanh với tác động mạnh mẽ từ những tiến bộ công nghệ, gia tăng cạnh tranh, bùng nổ dữ liệu và thị hiếu mới của khách hàng, doanh nghiệp bán lẻ cũng chủ động có những động thái xoay trục chiến lược để thích ứng và thay đổi với xu thế thời cuộc, sự thay đổi về thói quen và văn hóa của người tiêu dùng. Hình 5: Top 6 chiến lược trọng tâm của doanh nghiệp bán lẻ trong năm 2023 Nguồn: Vietnam Report, Khảo sát doanh nghiệp bán lẻ, tháng 8/2023 Với mục tiêu củng cố vị thế của chuỗi bán lẻ, đáp ứng nhu cầu mua sắm linh hoạt của người tiêu dùng, chiến lược đa kênh được coi là ưu tiên hàng đầu đối với các doanh nghiệp bán lẻ. Khi việc thu hút và giữ chân khách hàng trở nên khó khăn trước tình trạng chi tiêu hạn hẹp, các nhà bán lẻ cần tận dụng điểm mạnh và lợi thế của tất cả các hình thức bán lẻ. Việc tái tạo các kênh phân phối có thể sẽ tạo ra những thay đổi tích cực. Trong khi nền tảng trực tuyến có khả năng tiếp cận rộng rãi với các đối tượng khách hàng, các cửa hàng thực tế lại mang lại các giá trị vô hình từ trải nghiệm, đặc biệt đối với phân khúc cao cấp. Do đó, doanh nghiệp bán lẻ kỳ vọng rằng, các kênh này sẽ bổ trợ cho nhau và việc vận hành đa dạng các kênh bán hàng sẽ góp phần tối ưu hóa quy trình, tăng khả năng tương tác cũng như tận dụng tối ưu nguồn dữ liệu của khách hàng để có thể cung cấp các dịch vụ hỗ trợ hiệu quả hay khuyến mãi cá nhân hóa dựa trên lịch sử mua sắm… Việc tạo ra một trải nghiệm mua sắm liền mạch, cũng như cho phép người tiêu dùng lựa chọn kênh họ yêu thích để nghiên cứu sản phẩm, mua hàng và nhận hàng sẽ thúc đẩy sự hài lòng và xây dựng mối quan hệ gắn kết giữa khách hàng và thương hiệu. Nhận thức rằng sức chi tiêu yếu vẫn là một vấn đề lớn trong thời gian tới, 63,9% số doanh nghiệp trong ngành cho biết sẽ tiếp tục triển khai các chương trình kích cầu tiêu dùng, thực hiện chính sách giá cạnh tranh, chương trình thành viên… để cải thiện sức mua. Điều quan trọng cần lưu ý là không phải tất cả các chương trình khuyến mãi đều có hiệu quả. Do đó, doanh nghiệp cũng tiến hành các hoạt động nghiên cứu thị trường, ứng dụng công nghệ, dữ liệu để tìm hiểu sở thích và phản ứng của người tiêu dùng đối với các chiến lược quảng cáo khác nhau nhằm xây dựng một kế hoạch khả thi. Song song với đó, chú trọng đến kiểm soát chi phí để tối ưu lợi nhuận là một giải pháp quan trọng được doanh nghiệp bán lẻ chỉ ra trong năm nay. Với điều kiện thị trường còn nhiều khó khăn, hướng tập trung phát triển theo chiều sâu, tối ưu chi phí vận hành cửa hàng, tồn kho, danh mục hàng hóa và chi phí logistics, tiết kiệm và sẵn sàng cắt giảm chi phí hoạt động của những cửa hàng hoạt động không hiệu quả được cho là chiến lược mang tính thiết thực. Tác động từ những khó khăn trong giai đoạn vừa qua cũng ảnh hưởng phần nào đến nguồn vốn và chi phí dành cho việc tăng cường số hóa các hoạt động vận hành của doanh nghiệp trong ngành, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tuy nhiên, nhìn chung, các doanh nghiệp vẫn khẳng định, đây là xu thế tất yếu. Tuy có thể khiến chi phí tăng lên, song về lâu dài sẽ giúp các nhà bán lẻ cắt giảm chi phí và giảm rủi ro vận hành. Do đó, dù có tỷ lệ doanh nghiệp ưu tiên giảm 7,7% so với khảo sát năm ngoái, chiến lược này vẫn duy trì vị trí trong top 3 chiến lược trọng tâm của doanh nghiệp. Đáng chú ý, chiến lược nâng cao hình ảnh doanh nghiệp, đẩy mạnh marketing nhận được sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp trong năm nay. 83,3% số doanh nghiệp bán lẻ tham gia khảo sát của Vietnam Report cho biết dự kiến tăng phân bổ ngân sách cho marketing nói chung (+14,1% so với năm trước). Trong đó, các hạng mục được nhiều doanh nghiệp dự kiến tăng chi tiêu nhất liên quan đến marketing kỹ thuật số (digital marketing), quản trị quan hệ khách hàng và trải nghiệm khách hàng. Với việc đẩy mạnh ưu tiên vào marketing, doanh nghiệp kỳ vọng sẽ tạo độ nhận diện thương hiệu cao hơn, tạo ấn tượng tích cực và tăng niềm tin từ phía khách hàng để thúc đẩy doanh số trong thời gian tới. Thực tế, kết quả phân tích Media Coding của Vietnam Report chỉ ra những chủ đề xuất hiện nhiều nhất trên truyền thông với ngành bán lẻ thời gian qua bao gồm: Hình ảnh/ PR/ Scandals; Sản phẩm; Giá; Tài chính/ Kết quả kinh doanh và Quản trị. Số liệu cho thấy nhóm chủ đề Hình ảnh/ PR/ Scandals được duy trì và có sự gia tăng trong ba năm trở lại đây. Ngược lại, nhóm chủ đề Sản phẩm mặc dù đứng vị trí thứ 2 trong top 5 nhóm chủ đề xuất hiện nhiều nhất trên truyền thông nhưng tỷ trọng giảm dần trong giai đoạn 2021-2023. Kết quả trên cho thấy đã có những thay đổi trong chiến lược phát triển của các doanh nghiệp bán lẻ trong các năm trở lại đây. Đầu tư hình ảnh trên truyền thông được các doanh nghiệp tập trung phát triển nhiều hơn trước thông qua các hoạt động quảng bá thương hiệu hướng đến cộng đồng. Hình 6: Top 5 nhóm chủ đề xuất hiện nhiều nhất trên truyền thông giai đoạn 2021-2023 Nguồn: Vietnam Report, Dữ liệu Media Coding ngành Bán lẻ giai đoạn 2021-2023 Về chất lượng thông tin, doanh nghiệp được đánh giá là "an toàn" khi đạt tỷ lệ chênh lệch thông tin tích cực và tiêu cực so với tổng lượng thông tin được mã hóa ở mức 10%, tuy nhiên ngưỡng “tốt nhất” là trên 20%. Trong số doanh nghiệp được nghiên cứu có 56,7% doanh nghiệp đạt ngưỡng trên 20%; 66,7% doanh nghiệp đạt được mức 10%, giảm lần lượt 14,8% và 13,8% so với kỳ nghiên cứu của năm 2022. Những vụ việc liên quan tới lãnh đạo của một số doanh nghiệp lớn trong năm vừa qua đã phần nào kéo chất lượng thông tin của các doanh nghiệp ngành bán lẻ đi xuống trong năm 2023. Nhìn chung, trong bối cảnh còn nhiều ẩn số tác động đến tình hình kinh tế - xã hội, thị trường bán lẻ và vị thế của các nhà bán lẻ có thể sẽ còn nhiều biến đổi. Việc cạnh tranh bằng lợi thế cốt lõi, bắt nhịp nhanh với các thay đổi trong bức tranh tiêu dùng, tận dụng hiệu quả chính sách hỗ trợ và điều chỉnh chiến lược tăng trưởng phù hợp với những xu hướng vận động của thị trường không chỉ đưa doanh nghiệp vượt qua giai đoạn thấp điểm tiêu dùng mà còn định vị thành công của doanh nghiệp khi bước sang chu kỳ tiêu dùng mới. Top 10 Công ty Bán lẻ uy tín là kết quả nghiên cứu độc lập của Vietnam Report được công bố từ năm 2017. Từ năm 2012, Vietnam Report đã sử dụng phương pháp Media Coding (mã hóa dữ liệu báo chí) để tính điểm uy tín của các doanh nghiệp trên truyền thông. Kể từ đó đến nay, nhiều bảng xếp hạng Top 10 thuộc các ngành trọng điểm và có tiềm năng tăng trưởng cao của Việt Nam cũng đã được định kỳ công bố thường niên như: Bất động sản, Xây dựng, Công nghệ thông tin, Ngân hàng, Bảo hiểm, Dược, Du lịch, Logistics… Phương pháp nghiên cứu phân tích truyền thông để đánh giá uy tín của các công ty dựa trên học thuyết Agenda Setting về sự ảnh hưởng, tác động của truyền thông đại chúng đến cộng đồng và xã hội được hai giáo sư Maxwell McCombs và Donald L. Shaw chính thức công bố vào năm 1968, được Vietnam Report và các đối tác hiện thực hóa và áp dụng. Theo đó, Vietnam Report đã sử dụng phương pháp Branch Coding (đánh giá hình ảnh của công ty trên truyền thông) để tiến hành phân tích uy tín của các nhà bán lẻ tại Việt Nam. Vietnam Report tiến hành mã hóa (coding) các bài báo viết về ngành Thực phẩm - Đồ uống được đăng tải trên các đầu báo có ảnh hưởng trong thời gian từ tháng 08/2022 đến tháng 07/2023. Các bài báo được phân tích và đánh giá ở cấp độ câu chuyện (story - level) về 24 khía cạnh hoạt động cụ thể của các công ty từ sản phẩm, kết quả kinh doanh, thị trường... tới các hoạt động và uy tín của lãnh đạo công ty. Các thông tin được lựa chọn mã hóa (coding) dựa trên hai nguyên tắc cơ bản: Tên công ty xuất hiện ngay trên tiêu đề của bài báo, hoặc tin tức về công ty được đề cập tối thiểu chiếm 05 dòng trong bài báo, đây được gọi là ngưỡng nhận thức - khi thông tin được đánh giá là có giá trị phân tích. Các thông tin được đánh giá ở các cấp độ: 0: Trung lập; 1: Tích cực; 2: Khá tích cực; 3: Không rõ ràng; 4: Khá tiêu cực; 5: Tiêu cực. Tuy nhiên, thống kê lại, nhóm nghiên cứu đưa ra 3 cấp bậc để đánh giá cuối cùng, bao gồm: Trung lập (gồm 0 và 3), tích cực (1 và 2), và tiêu cực (4 và 5). Những nhận định trong thông cáo mang tính tổng quát và tham khảo cho các doanh nghiệp, đối tác; không phải nhận định cá nhân và không phục vụ mục đích hay nhu cầu của bất cứ nhà đầu tư cụ thể nào. Do đó, các bên liên quan nên cân nhắc kỹ tính phù hợp của các thông tin trên trước khi sử dụng để đưa ra quyết định đầu tư và hoàn toàn chịu trách nhiệm trong việc sử dụng các thông tin đó.   Nguồn: Vietnam Report    

16 ngày trước

12770 lượt xem

BAOKIM XUẤT SẮC GIÀNH GIẢI SÁNG KIẾN GIÁO DỤC THÔNG MINH - SEI AWARDS' 2023

16 ngày trước

12770 lượt xem

Baokim đã được gọi tên trong Hạng mục Ảnh hưởng Giáo dục của năm, Giải thưởng Sáng kiến Giáo dục thông minh - SEI Awards 2023. Chiều ngày 10/11/2023 tại Trụ sở Liên hiệp Các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, trong khuôn khổ Diễn đàn quốc gia về Công nghệ và Chuyển đổi số giáo dục (EDTECH VIETNAM) lần thứ Nhất, năm 2023, Hội đồng Giám khảo chương trình: “Tuyên dương Sáng kiến giáo dục thông minh - SEI Awards” lần thứ Nhất, năm 2023 đã tổ chức họp, đánh giá, chấm điểm, đề xuất Chủ tịch Hội đồng Giám khảo thông qua kết quả “Tuyên dương Sáng kiến giáo dục thông minh - SEI Awards” lần thứ Nhất, năm 2023, trình Lãnh đạo Liên hiệp Các hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tuyên dương các đơn vị đạt yêu cầu. Đại diện Ban tổ chức và Hội đồng Giám khảo chụp hình lưu niệm. Hội đồng Khoa học của Viện Sáng tạo và Chuyển đổi số (VIDTI) và Ban tổ chức chương trình tuyên dương Sáng kiến giáo dục thông minh đã đề xuất 3 hạng mục tuyên dương đáp ứng với các yêu cầu phát triển của nhà trường và sản phẩm của các tổ chức doanh nghiệp trong công nghệ giáo dục, đó là: Hạng mục 1: Môi trường giáo dục của năm - với các nhóm tiêu chí nhấn mạnh việc ứng dụng công nghệ số trong dạy và học, công nghệ số trong tăng cường cơ sở vật chất cho dạy và học, quản lý cơ sở vật chất dựa trên công nghệ số và các tiêu chí mềm về kỹ năng số của giáo viên, cán bộ và hoạt động hành chính của nhà trường; Hạng mục 2: Sáng tạo giáo dục của năm - tập trung các tiêu chí về đổi mới sáng tạo trong dạy, học với việc ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số trong giảng dạy, học tập và quản lý giáo dục - trong đó nhấn mạnh các yếu số ĐMST dựa trên công nghệ số trong các hoạt động phải hiệu quả thiết thực và nhằm nâng cao hiệu quả của cơ sở giáo dục và hoạt động dạy, học cũng như quản lý giáo dục; Hạng mục 3: Ảnh hưởng giáo dục của năm - sản phẩm, dịch vụ, giải pháp thông minh và công nghệ giáo dục thì các tiêu chí tập trung vào tính sử dụng công nghệ mới của IR4 trong các giải pháp, các tính năng về an toàn và quản lý dữ liệu, cũng như tính hiệu quả đo đếm được. Các nhóm tiêu chí của hạng mục đều được đề xuất dựa trên các cơ sở khoa học và thực tiễn trong quá trình hoạt động phản biện chính sách, tư vấn triển khai ĐMST và chuyển đổi số của Viện Sáng tạo và Chuyển đổi số và được Hội đồng chuyên gia đánh giá, thông qua. Các thành viên Hội đồng chuyên gia của chương trình bao gồm những nhà khoa học, chuyên gia đến từ Viện, trường, các nhà quản lý đến từ các Bộ, ngành trung ương. PGS.TS Phạm Ngọc Linh, Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Giám khảo chủ trì cuộc họp chia sẻ lần đầu tiên Chương trình được tổ chức nhưng đã thu hút được nhiều trường học và doanh nghiệp đăng ký tham gia. Ông cho rằng việc nhiều trường học, doanh nghiệp đăng ký tham gia, chứng tỏ chương trình có được sức hút rất lớn. Ông cũng hy vọng, trong thời gian tới sẽ có nhiều hơn nữa các ý tưởng mới, các sản phẩm và giải pháp, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số giáo dục”. Là người tham gia nhiều Hội đồng Giám khảo ở lĩnh vực số, chuyển đổi số, công nghệ thông tin TS. Nguyễn Quân - nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, Chủ tịch Hội tự động hóa Việt Nam cho rằng “Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đề xuất chủ trương về diễn đàn công nghệ và chuyển đổi số giáo dục và tuyên dương Sáng kiến giáo dục thông minh, tôi cho rằng rất phù hợp, nhất là trong giai đoạn hiện nay, vấn đề chuyển đổi số quốc gia được triển khai rất rộng rãi, tuy nhiên các cơ sở giáo dục từ phổ thông đến Đại học còn gặp nhiều vướng mắc trong quá trình xây dựng dự án Chuyển đổi số cho đơn vị của mình, đặc biệt sử dụng các nền tảng số công nghệ thông minh phục vụ cho sự phát triển của công nghệ giáo dục. Chính vì thế, “Tuyên dương Sáng kiến giáo dục thông minh” sẽ lựa chọn được những điển hình tiên tiến, những người đã bước đầu thành công trong lĩnh vực chuyển đổi số cho đơn vị. Chúng ta tôn vinh họ, thông qua họ cũng là những hình mẫu để các đơn vị khác còn đang khó khăn, chưa chuyển đổi số thành công, có thể nhìn thấy ở các đơn vị này những bài học kinh nghiệm, cũng như giải pháp để họ sớm hoàn thành chuyển đổi số cho đơn vị của mình”. Giáo dục đang trong giai đoạn thay đổi rất nhanh. Chúng ta đang bước vào giai đoạn tăng tốc, cần áp dụng rất nhiều thành tựu về chuyển đổi số đưa vào để đào tạo ra những lớp thanh niên thế hệ mới. Trong đó, sáng kiến các doanh nghiệp được đề cử đều hướng đến nền giáo dục hiện đại luôn đòi hỏi những công nghệ hỗ trợ xung quanh và trên nền tảng số, giống như việc đào tạo ra những thế hệ sinh viên mới không chỉ là những người thụ động học những bài giảng của thầy cô theo phương pháp truyền thống, mà ngày nay, sinh viên ở các trường Đại học có khả năng dẫn dắt, tự tìm ra chính bản thân và phát huy tất cả các khả năng sáng tạo của mình. Theo PGS.TS Hoàng Hữu Hạnh - Chủ tịch Hội đồng khoa học Viện Sáng tạo và chuyển đổi số, Phó Chủ tịch Hội đồng Giám khảo, Điễn đàn quốc gia về Công nghệ và chuyển đổi số giáo dục - EDTECH VIETNAM là một sự kiện lớn, quy mô toàn quốc về những nghiên cứu, ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số trong giáo dục ở Việt Nam. Sự kiện hướng đến mục tiêu thúc đẩy các ứng dụng công nghệ số được phổ biến rộng rãi, công nghệ ICT sẽ góp phần thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục ở các cấp: từ quản lý giáo dục, hoạt động dạy và học, hoạt động nghiên cứu những công nghệ mới trong giáo dục, nâng cao năng lực số cho các bên trong hệ sinh thái giáo dục số,… Lần đầu tiên tổ chức Tuyên dương sáng kiến giáo dục thông minh với 3 hạng mục tuyên dương cụ thể, chương trình đã nhận được rất nhiều hồ sơ đăng ký tham gia, chứng tỏ sức hút cũng như nhu cầu của xã hội đối với các sản phẩm, ứng dụng số trong lĩnh vực giáo dục là rất lớn. Lễ Tuyên dương các đơn vị, doanh nghiệp đạt "Tuyên dương Sáng kiến Giáo dục thông minh - SEI Awards" lần thứ Nhất, năm 2023 sẽ được tổ chức vào sáng ngày 02/12/2023, trong khuôn khổ Diễn đàn Quốc gia về Công nghệ và Chuyển đổi số Giáo dục (EDTECH VIETNAM) tại Nhà hát Ca múa nhạc Quân đội, được truyền hình trực tiếp trên kênh VTC1 - Đài truyền hình Kỹ thuật số VTC. Đây là năm đầu tiên tổ chức Chương trình “Tuyên dương Sáng kiến Giáo dục thông minh - SEI Awards”. Ban tổ chức đã nhận được sự hưởng ứng và tham gia đồng hành của nhiều đơn vị, doanh nghiệp uy tín, tiêu biểu như: Học Viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, Tập đoàn CMC, Tập đoàn Giáo dục EQuest, Tập đoàn Bình Minh, Công ty Cổ phần Misa, Trường Đại học Phenikaa, Công ty Cổ phần Giáo dục KDI, Công ty Cổ phần Giải pháp Thiết bị Sao Mai, Công ty TNHH Công nghệ Giáo dục Azota, Công ty Cổ phần Thương mại Điện tử Bảo Kim, ...  

6 ngày trước

12657 lượt xem

Chứng nhận “Nơi làm việc xuất sắc” gọi tên Baokim

6 ngày trước

12657 lượt xem

Gần 90% nhân viên Baokim khẳng định Baokim là môi trường tuyệt vời để cống hiến, đây là kết quả then chốt để Baokim được chứng nhận “Nơi làm việc xuất sắc” từ tổ chức toàn cầu Great Place to Work®. Chứng nhận Great Place To Work™ được cấp bởi Great Place to Work® - tổ chức đứng sau Bảng xếp hạng "100 công ty tốt nhất để làm việc" của tạp chí danh tiếng Fortune. Đây là chứng chỉ uy tín được công nhận trên toàn cầu và cấp cho các Doanh nghiệp có văn hóa nơi làm việc với độ tin cậy, hiệu suất cao.  Baokim được Chứng nhận là “Nơi làm việc tốt nhất” bởi Great Place To Work™. Ảnh: Baokim. "Nơi làm việc xuất sắc" là nơi làm việc mà người lao động tin tưởng lãnh đạo, tự hào về công việc đang làm và cảm thấy gắn kết bền chặt với đồng nghiệp. Để đạt được danh hiệu này, Baokim (Công ty Cổ phần Thương mại Điện tử Bảo Kim) đã trải qua quy trình đánh giá nghiêm ngặt về chỉ số tin cậy (Trust Index™) đo lường ba mối quan hệ quan trọng nhất tại nơi làm việc: Mối quan hệ với lãnh đạo, Đồng nghiệp và Công việc của họ qua các yếu tố chính: Tín nhiệm (Credibility), Tôn trọng (Respect), Công bằng (Fairness), Gắn bó (Camaraderie) và Tự hào (Pride).  Kết quả đánh giá cho thấy: 99% BKer (Nhân viên Baokim) đánh giá cao sự trung thực và đạo đức trong kinh doanh, 97% BKer hài lòng với cơ sở vật chất Văn phòng Baokim, 94% BKer đồng tình Baokim sở hữu không khí làm việc tích cực và vui vẻ, b cảm nhận bản thân được chào đón, đồng nghiệp quan tâm và chia sẻ lẫn nhau. Kết quả chung, gần 90% BKer khẳng định Baokim là một nơi tuyệt vời để cống hiến. Để có được kết quả đáng tự hào này chỉ sau 3 năm tái cấu trúc doanh nghiệp và tái định vị thương hiệu, Baokim đã nỗ lực vừa phát triển kinh doanh, vừa chú trọng nâng tầm thương hiệu và văn hóa. Hệ thống giá trị cốt lõi 6 yếu tố: Tận tâm - Sáng tạo - Đồng lòng - Cam kết - Tin cậy - Bền vững được truyền thông và xây dựng một cách liên tục và sáng tạo dưới nhiều hình thức trong nội bộ Baokim. Câu chuyện về Baokim - một doanh nghiệp tràn đầy năng lượng và cảm hứng với tâm thế trở thành Công ty trung gian thanh toán hàng đầu Việt Nam được BKer kể với đối tác, khách hàng và xã hội qua từng điểm chạm dù là nhỏ nhất. Anh Hoàng Thế Thanh - CEO Baokim qkhẳng định: “Baokim chỉ có thể phát triển, sở hữu một Thương hiệu lớn mạnh và văn hóa khi từng thành viên thấm nhuần triết lý chung và phụng sự cộng đồng bằng tâm thế đó”.  BKer luôn tràn đầy năng lượng tích cực trong mọi hoạt động kinh doanh và vui chơi. Ảnh: Baokim. Anh Tiêu Công Thắng - CEO của chuỗi bán lẻ Di Động Thông Minh - một khách hàng của Baokim cho biết, có rất nhiều các công ty trung gian thanh toán gửi lời đề nghị hợp tác với Di Động Thông Minh, song lý do cuối cùng mà anh chọn Baokim để đồng hành chính là sự tận tâm, hết lòng của con người và sự cam kết mà Baokim đã chứng minh qua từng giai đoạn hợp tác triển khai hệ thống. Bên cạnh phát triển văn hóa dựa trên các giá trị cốt lõi nói chung, Baokim còn là vườn ươm cho các tài năng trẻ khi hơn một nửa số lượng nhân viên thuộc thế hệ Gen Z. Baokim tôn trọng các giá trị riêng biệt, đặt niềm tin và tạo cơ hội cho các tài năng trẻ được đối mặt với các thách thức, trải nghiệm những dự án mà họ đam mê, và sáng tạo ra các dịch vụ thanh toán phục vụ hàng chục triệu người dùng trên toàn thế giới.    Baokim (CTCP Thương mại điện tử Baokim) là một trong những công ty trung gian thanh toán lâu đời và hàng đầu tại Việt Nam. Trong suốt 13 năm phát triển, Baokim đã và đang đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, cũng như tích cực tham gia số hóa nền kinh tế Việt Nam thông qua các giải pháp thanh toán toàn diện trong nhiều ngành nghề. Để thực hiện sứ mệnh mang lại sự thịnh vượng không chỉ cho xã hội, đối tác/khách hàng và toàn thể nhân viên, Baokim từng bước tái cấu trúc doanh nghiệp; hợp tác với đối tác/khách hàng trên tinh thần tin cậy, cam kết, bền vững; cải thiện môi trường làm việc; đào tạo chuyên sâu đội ngũ nhân sự cốt lõi; cũng như xây dựng các chính sách phúc lợi tốt để đãi ngộ nhân viên. Website: www.baokim.vn  

Video

Podcast

HÔM NAY

PODCAST

Baokim Talk

Cập nhật tin tức, chia sẻ những câu chuyện về hoạt động Mua/Bán và trải nghiệm Thanh toán tại Việt Nam.

Podcast được phát hành 2 tuần/lần bởi Baokim