TIN TỨC
Tin mới nhất
Chương trình hòa nhạc từ thiện - Đêm nhạc vì trẻ em Việt Nam
Hướng tới kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Nhật Bản và Việt Nam trong bối cảnh quan hệ của hai nước đang phát triển mạnh mẽ chưa từng thấy cả về bề rộng và chiều sâu, Plando Việt Nam cùng một số doanh nghiệp hảo tâm tổ chức Chương trình hòa nhạc "Đêm nhạc vì trẻ em Việt Nam", với mục đích thúc đẩy giao lưu văn hóa giữa hai đất nước, sử dụng toàn bộ lợi nhuận từ số tiền bán vé và tiền tài trợ từ các mạnh thường quân để gây Quỹ "Xây dựng điểm trường cho trẻ em vùng cao miền núi của Việt Nam". Chương trình hòa nhạc là sự kết hợp thực hiện giữa các nghệ sĩ thuộc ban nhạc Ryoma Quartet và dàn nhạc tre nứa Sức Sống Mới. Ban nhạc Ryoma Quartet gồm 4 thành viên là các nghệ sĩ nổi tiếng của Nhật Bản. Ryoma Quartet mong muốn thông qua âm nhạc đưa văn hóa Nhật Bản đến với thế giới và bằng ngôn ngữ âm nhạc không biên giới kết nối, xây dựng tình hữu nghị giữa người dân các nước. Ban nhạc đã có những chuyến lưu diễn rất thành công ở Tây Ban Nha, Thái Lan, Malaysia, Bulgaria, Hàn Quốc,... Dàn nhạc tre nứa Sức Sống Mới là dàn nhạc dân tộc duy nhất ở Việt Nam trình diễn các bản phối chi tiết theo hình thức giao hưởng hóa do nhạc trưởng Đồng Quang Vinh sáng lập. Phong cách tác phẩm đa dạng từ dân ca, nhạc truyền thống, nhạc trẻ cho đến nhạc cổ điển phương Tây. Dàn nhạc tre nứa Sức Sống Mới cũng là một trong số ít những dàn nhạc dân tộc tại Việt Nam làm khách mời biểu diễn cùng những dàn nhạc giao hưởng thính phòng hàng đầu của thế giới và Việt Nam. Được vinh danh là dàn nhạc truyền cảm hứng nghệ thuật truyền thống tới công chúng Việt Nam và thế giới. THÔNG TIN CHI TIẾT VỀ ĐÊM HÒA NHẠC 1.Thời gian: 20h00 Chủ Nhật, 09/10/2022 2. Địa điểm: Phòng hoà nhạc lớn, Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, 77 Hào Nam, Đống Đa, Hà Nội 3. Giá vé: (đơn vị Đồng) Hạng A: 1.000.000 | Hạng B: 800.000 Hạng C: 600.000 | Hạng D, E : 200.000 Khách hàng thanh toán vé và Ticketgo sẽ liên hệ để sắp xếp chỗ ngồi dễ nhìn nhất theo yêu cầu của Quý Khách. >> Nhanh tay click vào phần "MUA NGAY" để đặt vé tham gia đêm hòa nhạc vào ngày 09/10 tới đây nhé! LƯU Ý + Sau khi thanh toán thành công, vé điện tử sẽ được gửi qua địa chỉ email mà quý khách điền trong form đặt mua vé. + Khi đến tham gia chương trình (vào ngày 9/10), quý khách vui lòng xuất trình vé điện tử tại quầy soát vé để được đổi sang vé cứng & tiến vào ổn định chỗ ngồi. Chúng tôi rất mong nhận được sự hưởng ứng, tham gia của Quý vị khán giả yêu nhạc và các mạnh thường quân thông qua việc mua vé và các hình thức tài trợ khác để Chương trình đạt được mục tiêu "Xây dựng điểm trường cho trẻ em miền núi của Việt Nam". Ban tổ chức bắt đầu bán vé và nhận tài trợ từ ngày 24 tháng 09 năm 2022. (*) Baokim hân hạnh là đối tác thanh toán của Ticketgo.
Hướng dẫn Xử lý tai nạn
QUÁ DƯ VÍ ĐIỆN TỬ VIỆT?
Thị trường ví điện tử Việt Nam được ví như một “chảo lửa đốt tiền”. Những đơn vị đi đầu đã gây dựng được thương hiệu với hàng triệu người dùng nhưng đến nay vẫn chưa có lãi. Nhưng “sân chơi” với sự cạnh tranh khốc liệt này vẫn tiếp tục đón chào những tân binh mới. Vậy thị trường này liệu có đang quá dư?... Trong cuộc trao đổi với VnEconomy, những câu hỏi trên đã được đặt ra với ông Hoàng Thế Thanh, Tổng giám đốc Công ty cổ phần thương mại điện tử Bảo Kim. “Ví điện tử nói riêng và trung gian thanh toán nói chung có mấy mô hình phát triển. Trong đó mô hình đầu tiên là phát triển tới người dùng cuối. Trong thời đại kinh tế số, công nghệ số này, đơn vị nào càng có nhiều người dùng cuối thì càng lợi thế. Đây có thể xem là cuộc cách mạng rất gian nan của ví điện tử. Do vậy chi phí để thu hút, đào tạo và giữ chân người dùng là khá lớn”, ông Thanh mở đầu cuộc trao đổi với VnEconomy. CUỘC ĐUA "ĐỐT TIỀN" CỦA CÁC VÍ ĐIỆN TỬ Phải chăng vì thế mà các đơn vị cung cấp ví điện tử phải đua nhau “đốt tiền”, thưa ông? Dùng từ “đốt tiền” trong ngoặc kép rất thú vị. Nếu gọi là “đốt tiền” đi chăng nữa thì các đơn vị cũng đều “đốt” có kế hoạch, bài bản. Nhìn ở góc độ tích cực là sự chi tiêu tiền một cách bạo tay để có càng nhiều người dùng càng tốt. Trong bối cảnh cạnh tranh, đơn vị nào dành nhiều khuyến mại cho khách hàng hơn, mang lại nhiều ưu đãi hơn thì đơn vị đó có sự chọn lựa của khách hàng nhiều hơn. Nên dùng từ “đốt” không sai, nhưng dùng từ “bạo tay chi tiêu khuyến mại” để có khách hàng sẽ đúng hơn. Nếu vậy thì việc “đốt” này sẽ là quy trình bắt buộc với bất cứ một đơn vị nào tham gia vào sân chơi ví điện tử? Cũng không hẳn. Nó vừa mang tính thời điểm, vừa mang yếu tố thương hiệu, độ ảnh hưởng của thương hiệu với tập người dùng. Với tính thời điểm, những đơn vị tham gia vào thị trường giai đoạn đầu sẽ phải tốn kém hơn vì phải đi thu hút, hướng dẫn để tạo dựng niềm tin cho khách hàng để họ chuyển từ ngân hàng sang dùng ví điện tử, cũng là bước tốn kém. Khó khăn nữa là vì số lượng merchant hợp tác chưa nhiều, tính hữu ích cho người dùng cuối chưa đủ lớn khiến tỷ lệ bỏ đi cao và muốn giữ họ lại lâu hơn thì phải tăng khuyến mại hơn. Nhưng khi cả thị trường đã quen với sản phẩm dịch vụ, những tiện ích mang lại cho khách hàng đủ lớn thì lúc đấy đâu cần phải “đốt”. THỊ TRƯỜNG ĐÃ "BỘI THỰC"? Thị trường khốc liệt và “đốt tiền” rất nhiều thì mới có được tập khách hàng, nhưng ngay cả như thế thì vẫn chưa có gì đảm bảo để ví đó phát triển và đứng vững. Tuy nhiên, thị trường vẫn liên tục đón nhận những tân binh mới và các quỹ đầu tư vẫn liên tiếp rót vốn vào các ví điện tử của Việt Nam. Phải chăng thị trường ví điện tử còn quá nhiều tiềm năng? Thị trường Việt Nam 100 triệu dân, trong đó lượng người trẻ rất nhiều, 50-60% dân số là khách hàng mục tiêu của các ví điện tử và các trung gian thanh toán, do đó việc phát triển tập người dùng cuối này thành khách hàng của mình là mơ ước của các đơn vị làm ví điện tử. Với tập phân khúc từ 18 đến dưới 50 tuổi chiếm khoảng hơn nửa dân số Việt Nam, thì đó sẽ là những khách hàng mục tiêu mà các đơn vị hướng tới. Nên với các đơn vị ví điện tử hay kể cả các ngân hàng đang sở hữu một lượng khách hàng khổng lồ đi chăng nữa thì vẫn còn rất nhỏ so với thị trường tiềm năng về mặt dân số Việt Nam. Ông có nghĩ với số lượng ví điện tử hiện nay, khoảng trên 40 ví, thị trường ví điện tử Việt Nam đã được xem là “bội thực” chưa? Tôi cho rằng đó có thể gọi là sự “thoải mái” của Nhà nước trong việc cấp phép cho đơn vị triển khai thôi. Chứ còn định vị thị trường thì cũng chỉ điểm trên đầu ngón tay – vài đơn vị sở hữu tập khách hàng thực, còn lại các đơn vị kia, theo quan sát và nhận định của cá nhân thì mới dừng lại ở việc được cấp giấy phép để triển khai, còn triển khai đến đâu và có lượng khách hàng như thế nào thì chưa đo đếm được. Tuy nhiên, bằng quan sát thì lượng người dùng đâu đó chỉ tập trung vào 5-6 ví điện tử lớn, còn lại những ví khác dừng lại ở việc được cấp phép và việc bắt tay vào làm gì hay không thì chưa rõ. Nếu có khách hàng – người dùng cuối thì tập khách hàng đó cực kỳ nhỏ so với thị trường. Có thể với tập khách hàng rất nhỏ đó, họ chỉ dùng ví đấy để đáp ứng cho đúng dịch vụ của đơn vị đấy đang có lợi thế như là ship đồ ăn, hoặc mua hàng online. Như thế vừa đơn dịch vụ nhỏ, vừa không có độ lan tỏa, và do vậy số lượng người dùng rất ít, nên tương lai của các đơn vị đấy sẽ đi về đâu và như thế nào thì vẫn còn là một dấu hỏi. Liệu có một “làn sóng” mua bán sáp nhập các ví điện tử tại Việt Nam trong thời gian tới không, theo chủ quan của ông? Không phải mà vô cớ các đơn vị đi xin cấp phép. Và không vô cớ mà các đơn vị làm về lĩnh vực đấy có được sự đầu tư. Ngay từ lúc hình thành doanh nghiệp và xin cấp phép, họ đã có cả một kế hoạch sẽ đi về đâu trên thị trường này. Họ cũng xác định họ sẽ là người chơi cỡ nào trong thị trường ví điện tử tiềm năng nhưng cũng đầy khốc liệt này. Các ví nhỏ thì có mục tiêu trở thành một nền tảng thanh toán cho công ty nước ngoài nào đó được đầu tư vào Việt Nam và cần có giấy phép, hoặc cũng có ví nỗ lực đi phát triển tập khách hàng, merchant ở những thị trường mà đơn vị ví khác chưa chạm tới để đến một ngày nào đó sẽ trở thành một phần của ví lớn kia. Bởi vậy, theo nhận định của tôi, việc mua bán sáp nhập các ví với nhau là kịch bản hoàn toàn có thể xảy ra. Thậm chí đã từng diễn ra trong 2 - 3 năm qua. KHI NÀO THÌ CÓ LÃI? Đến thời điểm hiện tại, các ví điện tử gồm cả những ví đi đầu, sở hữu hàng triệu khách hàng nhưng vẫn chưa có lãi, thậm chí lỗ đậm. Có vẻ như điểm hòa vốn và có lãi của “con đường ví điện tử” là khá xa? Tôi cũng nghĩ vậy. Các ví nếu phát triển dưới dạng ví nền tảng chỉ tập trung phát triển người dùng thì chưa có lãi. Nhìn vào báo cáo tài chính các năm qua đều thấy báo cáo lỗ. Về mặt kinh doanh, các ví đều có sự tính toán để đến ngày có lãi, họ bỏ ra chi phí ban đầu để thu hút người dùng mới, chi phí khuyến mại để giữ chân, tạo thói quen tiêu dùng. Nhưng đến ngưỡng giữ được tập khách hàng ổn định, lên tới 1-2, hay 5 triệu người dùng, thì rõ ràng là một tài sản vô cùng lớn của doanh nghiệp. Tài sản đấy được khai thác rất nhiều các dịch vụ bán chéo khác nhau để đơn vị làm ví hưởng lợi nhuận từ nhà cung cấp trên các giao dịch đó. Nói chung, khi đã có được nhiều khách hàng trên một nền tảng, truyền thông tới họ đã dễ dàng lại còn thanh toán giản đơn thì kinh doanh gì cũng đều lợi thế. Đến một ngưỡng mà các ví không phải lỗ nữa, vì khi quy mô người dùng đủ lớn thì mức độ lan tỏa sẽ nhanh, và chi phí khuyến mại để có khách hàng mới cũng sẽ giảm xuống nhiều so với ngày đầu tiên. Chủ quan, tôi nghĩ khoảng 2 năm nữa thì các ví điện tử lớn của Việt Nam sẽ có lãi. Nghĩa là khi đó, các ví mà cụ thể là các ví đi đầu sẽ không còn phải “đốt tiền”? Nhìn vào lịch sử phát triển hai năm qua (2019-2020), các đơn vị tập trung khuyến mại rất tưng bừng nhưng hiện nay đã được giảm xuống. Ví dụ cách đây khoảng hai năm, cá nhân tôi là người dùng rất nhiều các ứng dụng ví, có những ví khuyến mại cho một lần thanh toán có thể lên tới 100-200 nghìn, và rất nhiều lần trong tháng, nhưng ngày hôm nay đã giảm xuống khoảng 1-2 lần trong tháng, và mỗi merchant chỉ được khuyến mại một lần, giới hạn cả số tiền với mức lớn nhất chỉ 20-25 nghìn đồng. Đó cũng là một sự điều chỉnh. Điều đó cho thấy thị trường đã tới ngưỡng đào tạo người dùng thành một thói quen, không cần khuyến mại nhiều nhưng vẫn sử dụng. Nếu các đơn vị cùng hướng đến chuyện càng ngày càng phải cắt giảm chi tiêu để mô hình kinh doanh đi đúng hướng, thì theo tôi sau 1-2 năm nữa gần như không cần phải khuyến mại người dùng sẽ dùng một cách rất tự nhiên. Ví dụ như ở Trung Quốc cũng mất 5-7 năm cho đến ngưỡng khách hàng không cần khuyến mại gì mà vẫn dùng thường xuyên, hay tại Ấn Độ cũng mất khoảng 5 năm. Việt Nam cũng có khoảng 5-6 năm phát triển sôi động, và đây cũng là thời điểm tương đồng để thị trường ví điện tử đi vào phát triển ổn định. Nguồn: VNECONOMY
BKERs cùng tỏa sáng trong Gala Shining Summer 2023
Trung tuần tháng 6/2023, tập thể Baokim đã có chuyến nghỉ dưỡng Summer Trip tại Hội An – Đã Nẵng kéo dài 4 ngày, chuyến đi này đã để lại ấn tượng không thể nào quên cho BKERs. Địa điểm được chọn là Hoiana – Khu nghỉ dưỡng phức hợp hiện đại nhất Việt Nam, tọa lạc tại Hội An, Quảng Nam. Các hoạt động Team building và đêm Gala Baokim’s Got Tatent đầy màu sắc đã khuấy động sự yên ả của dải đất đầy nắng và gió Quảng Nam. Các trò chơi đậm chất nhiệt đới năng động đã được tổ chức trên bãi biển cát trắng. Với chủ đề Shining Summer, các BKERs đã thực sự “tỏa sáng”. Để lại nhiều ấn tượng và tiếng cười nhất chính là các bài dự thi cuộc thi Baokim's Got Talent với kịch bản đầy màu sắc, cách dàn dựng ấn tượng, sự trình diễn ngoạn mục và đầy tính sáng tạo, nghệ thuật. >>> Xem toàn bộ các Bài dự thi Baokim's Got Talent tại đây.
Video
Podcast
HÔM NAY
PODCAST
Baokim Talk
Cập nhật tin tức, chia sẻ những câu chuyện về hoạt động Mua/Bán và trải nghiệm Thanh toán tại Việt Nam.
Podcast được phát hành 2 tuần/lần bởi Baokim