TIN TỨC

Tin mới nhất

7 tháng trước

3254 lượt xem

Chúc mừng Đối tác của Baokim - Viettel Post chính thức niêm yết trên sàn HOSE

Ngày 12/03/2024, Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) tổ chức Lễ trao quyết định niêm yết, chính thức đưa 121.783.042 cổ phiếu của Tổng Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel (Mã Ck: VTP) vào giao dịch. Viettel Post chính thức niêm yết trên sàn HOSE Theo đó, tổng giá trị chứng khoán niêm yết của Tổng Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel là 1.217.830.420.000 đồng, giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 65.400 đồng/cổ phiếu, biên độ giao động giá +/-20%. Tổng Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel (Viettel Post) có vốn điều lệ là 1.218 tỷ đồng và là đơn vị thành viên thuộc Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel). Sau 27 năm thành lập, Viettel Post đã hình thành hệ sinh thái logistics dựa trên nền tảng hạ tầng hiện đại, công nghệ cao, cung cấp đầy đủ dịch: chuyển phát, supply chain (kho, vận tải vận chuyển, forwarding…), thương mại điện tử xuyên biên giới… đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ logistics cho các khách hàng doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước. Năm 2023, Viettel Post đạt doanh thu 19.590 tỷ đồng, tăng trưởng 29%, cao nhất trong 5 năm qua, trong đó, lợi nhuận sau thuế đạt hơn 380 tỷ đồng, tăng 48% so với năm 2022. Kế hoạch 2024, Viettel Post đặt mục tiêu doanh thu 13.847 tỷ đồng, mục tiêu lợi nhuận sau thuế 384 tỷ đồng. Hiện, Baokim đang giúp Viettel Post tự động hóa thu các đơn hàng thương mại điện tử bằng mã QR với khối lượng giá trị giao dịch tới hơn 2000 tỷ/tháng. Việc sử dụng giải pháp Thu hộ bằng mã QR của Baokim Plus giúp Viettel Post tối ưu được luồng vận hành nội bộ do dòng tiền được tự động hóa trên hệ thống, đối soát tự động trên hệ thống, thông báo tự động cho shipper để xác nhận đã hoàn thành giao đơn hàng, và tự động trả tiền về cho Viettel Post luôn tại thời điểm đó (Realtime). Đồng thời, giảm tối đa thời gian, sức lực của hàng trăm nghìn shipper đang ngày đêm chuyển hàng khắp Việt Nam. Mô hình thu tiền thành công này của Viettel Post đã mở ra một con đường mới về tự động hóa nghiệp vụ thu tiền cho các nhà vận chuyển tại Việt Nam. Theo: https://thoibaotaichinhvietnam.vn    

7 tháng trước

7248 lượt xem

"Dốc hết trái tim" để "Làm điều xuất sắc"

“Baokim Awards” là giải thưởng thường niên của Công ty Cổ phần Thương mại Điện tử Bảo Kim, nhằm ghi nhận, tôn vinh những cá nhân xuất sắc của Baokim sau một năm làm việc.  Các giải thưởng của Baokim Awards được đặt tên theo chữ cái đầu của Baokim, tượng trưng cho những điều quý giá nhất của công ty. Giải thưởng dành cho ba nhân sự xuất sắc ở mọi cấp bậc, được đề cử và lựa chọn hàng năm. Sự xuất sắc có thể ở nhiều mặt, nhiều đóng góp khác nhau tùy theo vị trí công việc của mỗi người. Bởi vì ở Baokim, mỗi người đều có thể đóng góp và tỏa sáng theo cách của riêng mình, không phân biệt vị trí, cấp bậc, thâm niên và công việc mình làm. Năm 2023, ngoài ba giải chính là: Bảo Kiếm, Bảo Kỳ, Bảo Ngọc, công ty có thêm 6 giải phụ mang tên 6 giá trị cốt lõi của Baokim: Tận tâm - Sáng tạo - Đồng lòng - Cam kết - Tin cậy - Bền vững. Ngày 19/1/2024, giải thưởng Baokim Awards 2023 đã gọi tên 9 nhân sự xuất sắc trong nhiều lĩnh vực của Baokim, trong khuôn khổ đêm gala Thank You Party “Dốc hết trái tim”. Qua hai tuần phát động, BTC đã nhận về danh sách đề cử gồm 14 gương mặt sáng giá cho Baokim Awards. Sau khi cân nhắc và lựa chọn, BLĐ đã tìm ra 3 đại diện xuất sắc để trao giải Bảo Kiếm, Bảo Kỳ, Bảo Ngọc. Tại buổi Gala Thank You Party 2023, bộ ba đã chính thức được gọi tên trong sự vỡ òa của khán giả.

7 tháng trước

7590 lượt xem

Thanh toán không dùng tiền mặt tăng trưởng 50% trong năm 2023

Tính đến cuối năm 2023, thanh toán không dùng tiền mặt đạt khoảng 11 tỷ giao dịch, tăng gần 50% so với năm 2022. Tổng giá trị giao dịch đạt hơn 200 triệu tỷ đồng… Thông tin trên được ông Phạm Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Thanh toán, Ngân hàng Nhà nước, chia sẻ tại buổi họp báo triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2024. THANH TOÁN QR CODE CHIẾM THẾ THƯỢNG PHONG Trong đó, thanh toán qua kênh internet đạt gần 2 tỷ giao dịch, với giá trị đạt trên 52 triệu tỷ đồng (tăng hơn 56 % về số lượng và 5,8% về giá trị so với năm 2022); qua kênh điện thoại di động đạt hơn 7 tỷ giao dịch với giá trị đạt hơn 49 triệu tỷ đồng (tăng hơn 61% về số lượng và gần 12% về giá trị); qua phương thức QR code đạt gần 183 triệu giao dịch, với giá trị đạt hơn 116 nghìn tỷ đồng (tăng gần 172 % về số lượng và hơn 74% về giá trị so với năm trước). Giá trị giao dịch qua ATM khoảng 2,6 triệu tỷ đồng, giảm hơn 9% so với 2022. Việc mở tài khoản trực tuyến được triển khai từ cuối tháng 3/2021, đến nay, gần 27 triệu tài khoản thanh toán được mở bằng phương thức điện tử (eKYC) đang hoạt động và 12,9 triệu thẻ đang lưu hành phát hành bằng eKYC. Mạng lưới ATM, POS được phủ sóng đến tất cả các tỉnh, thành trên cả nước, đến cuối tháng 11/2023, toàn thị trường có 21.014 máy ATM và 513.550 máy POS (tăng tương ứng 0,6% và 26,89% so với cùng kỳ năm 2022). Tính đến cuối tháng 12/2023, Ngân hàng Nhà nước đã cấp giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cho 51 tổ chức không phải là ngân hàng cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán trên thị trường. Trong đó, dịch vụ chuyển mạch tài chính và dịch vụ bù trừ điện tử: 1 tổ chức, dịch vụ cổng thanh toán điện tử; 49 tổ chức, dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ; 49 tổ chức, dịch vụ hỗ trợ chuyển tiền điện tử; 14 tổ chức và dịch vụ ví điện tử. Đến cuối năm 2023, số lượng ví điện tử đang hoạt động là 36,23 triệu ví (chiếm 63,23% trong tổng số gần 57,31 triệu ví điện tử đã được kích hoạt), với tổng số tiền trên các ví này là khoảng 2,96 nghìn tỷ đồng. Sau 2 năm thí điểm, Mobile Money đã có mức tăng trưởng tốt. Tại thời điểm cuối năm 2023, số lượng tài khoản đăng ký gần 6 triệu, trong đó gần 70% là tài khoản đăng ký ở vùng sâu, vùng xa, vùng hải đảo; tổng số lượng giao dịch khoảng 47 triệu, tổng giá trị giao dịch trên 2,4 nghìn tỷ đồng. Ba doanh nghiệp tham gia thí điểm Mobile Money (Viettel, VNPT, MobiFone) đã mở được 11.700 điểm kinh doanh; hơn 195.000 đơn vị chấp nhận thanh toán, tạo điều kiện để người yếu thế, ở vùng sâu vùng xa tiếp cận các dịch vụ tài chính. Ngày 18/11/2023, Chính phủ đã quyết định gia hạn thời gian thí điểm Mobile Money đến 31/12/2024 theo Nghị quyết số 192/NQ-CP. Trong đó, Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an, Bộ Tư pháp và cơ quan liên quan rà soát, nghiên cứu, báo cáo cấp có thẩm quyền về việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định về dịch vụ này trước tháng 5/2024. Để đảm bảo an toàn trong công tác thanh toán trực tuyến, ông Phạm Anh Tuấn cho biết, Ngân hàng Nhà nước đã ký kết với Bộ Công an tại Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ việc chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” (Đề án 06). Nhiều nội dung quan trọng đã được triển khai trong năm 2023 như phối hợp làm sạch dữ liệu của những người mở tài khoản thông qua cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; nghiên cứu, khai thác, sử dụng dữ liệu thông tin thông qua căn cước công dân gắn chip; nghiên cứu để sử dụng số định danh VNeID trong việc mở và sử dụng các dịch vụ từ ngân hàng. Vụ trưởng Vụ Thanh toán thông tin đến cuối năm 2023, Ngân hàng Nhà nước đã phối hợp với Cục C06 - Bộ Công an làm sạch trên 42 triệu hồ sơ khách hàng liên quan đến cơ sở thông tin tín dụng CIC. 53 tổ chức tín dụng đã phối hợp với các doanh nghiệp do bộ Công an cấp phép để nghiên cứu, phối hợp đưa các giải pháp, thiết bị để xác thực người dùng bằng thẻ Căn cước công dân gắn chip. 43 tổ chức tín dụng đã và đang triển khai kế hoạch làm sạch dữ liệu thông qua sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. KHÔNG CẦN XÁC THỰC SINH TRẮC HỌC KHI GIAO DỊCH THANH TOÁN Đi cùng với tốc độ tăng trưởng trong thanh toán không dùng tiền mặt nói trên là áp lực phòng ngừa gian lận trong giao dịch trực tuyến. Theo ông Phạm Anh Tuấn, tình trạng tài khoản ngân hàng, ví điện tử không chính chủ đang diễn biến phức tạp. Các ngân hàng thương mại ghi nhận tình trạng xuất hiện các trường hợp mua bán, thuê mượn tài khoản cho các đối tượng lừa đảo. Trong bối cảnh lừa đảo công nghệ cao ngày càng phức tạp, nhiều người dân không ý thức bảo vệ dữ liệu cá nhân. Một trong những giải pháp an toàn, bảo mật trong thanh toán trực tuyến và thanh toán thẻ ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước đưa ra là buộc xác thực sinh trắc học để xác định tài khoản chính chủ khi thực hiện giao dịch chuyển tiền, được quy định tại Quyết định 2345/QĐ-NHNN. Theo Quyết định 2345, giao dịch chuyển tiền ngân hàng (khác chủ tài khoản) hoặc nộp tiền vào ví điện tử trên 10 triệu đồng hoặc tổng giá trị giao dịch chuyển tiền, thanh toán trong ngày vượt quá 20 triệu đồng phải được xác thực bằng sinh trắc học (có thể dùng Căn cước công dân gắn chip, tài khoản VneID hoặc dữ liệu sinh trắc học lưu trong cơ sở dữ liệu của ngân hàng).  Quy định xác thực sinh trắc học chỉ áp dụng với các giao dịch chuyển tiền mà không áp dụng với các giao dịch thanh toán. Tất cả các giao dịch thanh toán đối với các đơn vị chấp nhận thanh toán, các điểm mua hàng do các tổ chức tín dụng, trung gian thanh toán đã xác thực thì không yêu cầu bên thanh toán phải xác thực sinh trắc học. Theo Ngân hàng Nhà nước, công nghệ này được đánh giá là hạn chế tối đa khả năng làm giả và có tính bảo mật cao nhất. Liên quan đến vấn đề này, một số tổ chức tín dụng lo ngại sẽ gặp khó khăn trong việc đầu tư công nghệ, hay đồng bộ cơ sở dữ liệu. Tuy nhiên, phía Ngân hàng Nhà nước cho rằng mục tiêu cao nhất của quy định trên là bảo vệ an toàn tài sản cho người sử dụng dịch vụ ngân hàng, do đó các tổ chức tín dụng phải phát huy trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ khách hàng. Hơn nữa, Quyết định 2345 quy định từ ngày 1/7/2024 mới đưa vào áp dụng, các tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt là từ ngày 01/01/2025, do đó đã đủ thời gian cho các tổ chức tín dụng nghiên cứu, trang bị, mua sắm. Lãnh đạo Vụ Thanh toán giải thích rõ, quy định trên chỉ áp dụng với các giao dịch chuyển tiền mà không áp dụng với các giao dịch thanh toán. Tất cả các giao dịch thanh toán đối với các đơn vị chấp nhận thanh toán, các điểm mua hàng do các tổ chức tín dụng, trung gian thanh toán đã xác thực thì không yêu cầu bên thanh toán phải xác thực sinh trắc học. “Ví dụ thanh toán tiền điện hàng trăm triệu, phí giao thông, nộp thuế, bảo hiểm… hàng trăm triệu, có điểm đến rõ ràng thì không yêu cầu xác thực sinh trắc học. Nhưng trường hợp chuyển tiền từ người A qua người B thì trên 10 triệu phải xác thực sinh trắc học thể hiện tôi là chủ tài khoản, tôi chuyển khoản tiền đó”, ông Tuấn giải thích. Vụ trưởng Vụ Thanh toán cho biết trong trường hợp chuyển khoản dưới 10 triệu đồng/lần và tổng số dư chuyển tiền dưới 20 triệu/ngày thì không yêu cầu xác thực sinh trắc học. Nếu vượt 20 triệu đồng/ngày thì giao dịch tiếp theo sẽ yêu cầu xác thực sinh trắc học. Nguồn: https://vneconomy.vn/

10 tháng trước

7644 lượt xem

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Không Make in Viet Nam, chúng ta không thể đi ra thế giới

Theo Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông: Không Make in Viet Nam, chúng ta không thể đi ra thế giới. Không Make in Viet Nam thì Việt Nam không thể tự cường. >>> Baokim Plus xuất sắc lọt Top 12 giải MAKE IN VIET NAM cho hai hạng mục: Kinh tế số và Xã hội số Sáng 11/12, tại tỉnh Quảng Ninh, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Diễn đàn Quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ V với chủ đề: Sáng tạo ứng dụng số để phát triển kinh tế số - Động lực cho tăng trưởng kinh tế và năng suất lao động. Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tham dự Diễn đàn. Doanh thu công nghiệp công nghệ số tăng 32% Phát biểu khai mạc Diễn đàn, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, Diễn đàn quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam được tổ chức vào tháng 12 hàng năm. Đây là dịp kỷ niệm ngày lễ đặc biệt của cộng đồng doanh nghiệp công nghệ số. Ngày Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam 12/12. Việt Nam đến giờ có lẽ vẫn là nước duy nhất trên thế giới có ngày vinh danh các doanh nghiệp công nghệ số. Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu Diễn đàn là thời điểm chúng ta nhìn lại, tổng kết, đánh giá sự phát triển, tôn vinh các doanh nghiệp công nghệ số tiêu biểu thông qua giải thưởng sản phẩm công nghệ số Make in Vietnam. “Đây là những sản phẩm công nghệ số xuất sắc được thiết kế, sáng tạo và làm ra tại Việt Nam, có tác động, ảnh hưởng lớn trong việc đưa hoạt động của người dân, doanh nghiệp và chính quyền lên môi trường số, góp phần thúc đẩy phát triển chính phủ số, kinh tế số và xã hội số” - Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho hay. Theo Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, nhìn lại chặng đường 4 năm vừa qua, từ năm 2019 đến nay, ngành công nghiệp công nghệ số Việt Nam đã có những bước phát triển và trưởng thành rất đáng khích lệ. Số lượng doanh nghiệp công nghệ số tăng 30%, doanh thu công nghiệp công nghệ số tăng 32%, tỷ trọng Make in Vietnam làm ra tại Việt Nam của các sản phẩm công nghiệp công nghệ số tăng từ 21% lên 29%. Riêng lĩnh vực sản xuất phần mềm cho nước ngoài tăng trưởng 43% và chúng ta hiện có tới trên 1.400 doanh nghiệp loại này, với doanh thu đang tiến dần đến mốc 10 tỷ USD. Năm 2019, chúng ta đã đặt tên, khai sinh ra cộng đồng doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam với sứ mệnh Make in Viet Nam: Nghiên cứu tại Việt Nam, sáng tạo tại Việt Nam, làm ra tại Việt Nam, góp phần giúp Việt Nam thoát bẫy thu nhập trung bình và hiện thực hoá khát vọng Việt Nam hùng cường, thịnh vượng. “Việt Nam không chỉ lắp ráp, gia công mà còn sáng tạo ra sản phẩm Việt Nam, giải bài toán Việt Nam và từ đây đi ra toàn cầu” - Bộ trưởng nêu. Sứ mệnh mới của doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định, phát triển kinh tế số quan trọng nhất là các ứng dụng số, ứng dụng chuyển đổi số cho các ngành. Vậy ai sẽ là người làm việc này? Đó phải là các nhà mạng, là các doanh nghiệp công nghệ số. Vì chúng ta có hạ tầng, công nghệ, nhân lực, hiểu biết chuyển đổi số, thì chúng ta phải là người sáng tạo ra các ứng dụng chuyển đổi số cho các ngành. Mấy năm qua, chúng ta để việc này cho các ngành và vì vậy sự phát triển chuyển đổi số ở Việt Nam rất chậm. Phát triển ứng dụng số cho các ngành chính là sáng tạo sản phẩm và cũng chính là Make in Viet Nam. Các nhà mạng, các doanh nghiệp công nghệ số phải coi đây là hoạt động nghiên cứu phát triển. Bộ trưởng lấy dẫn chứng, nhà mạng China Mobile của Trung Quốc một năm chi tới 4 tỷ USD để phát triển các ứng dụng, các Use Case cho các ngành công nghiệp. Họ đã phát triển được trên 30.000 ứng dụng 5G công nghiệp, và doanh thu hàng năm của China Mobile vì thế mà tăng trên 10%. Thị trường các ứng dụng 5G sẽ đạt 670 tỷ USD vào năm 2025, tức là giúp cho doanh thu nhà mạng tăng tới 50% so với năm 2020. Vậy hàng chục ngàn doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam hãy đi vào các ngành, các lĩnh vực để sáng tạo các ứng dụng số, giúp chuyển đổi số, phát triển kinh tế số cho các ngành và lĩnh vực. “Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam từ nay có một sứ mệnh mới là công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước thông qua sáng tạo các ứng dụng số, chuyển đổi số cho các ngành, các lĩnh vực” - Bộ trưởng nhấn mạnh. Người đứng đầu ngành Thông tin và Truyền thông cho rằng, phát triển kinh tế số các ngành cũng chính là cách để tăng năng suất lao động của các ngành này. Chúng ta nhiều năm nay đều không đạt mục tiêu tăng năng suất lao động thì nay, lời giải của chúng ta về vấn đề nan giải này là sáng tạo các ứng dụng số để phát triển kinh tế số các ngành. Bộ trưởng cũng chia sẻ, năm 2024 cũng sẽ là năm thương mại hoá, phát triển 5G trên phạm vi toàn quốc để tạo ra hạ tầng cho các ứng dụng công nghiệp. Năm 2024 còn là năm phát triển AI hẹp, tạo ra các ứng dụng AI cho từng lĩnh vực. Năm 2024 cũng là năm đầu tiên chúng ta thực hiện chiến lược quốc gia về phát triển công nghiệp bán dẫn. Công nghiệp bán dẫn là ngành công nghiệp nền tảng, không chỉ có vậy, nó còn là ngành công nghiệp trọng yếu quốc gia trong 30 - 50 năm tới. Lợi thế căn bản nhất của chúng ta là người Việt Nam có gien về STEM (toán, kỹ thuật, công nghệ và khoa học). Mà STEM là căn bản của công nghệ bán dẫn, của thiết kế chip. Trong các lợi thế thì lợi thế gien là quan trọng nhất, chắc cũng không kém lợi thế về địa chính trị. Từ lợi thế nhân lực sẽ ra các lợi thế khác. Từ trung tâm toàn cầu về nhân lực bán dẫn sẽ dẫn tới trung tâm toàn cầu về công nghiệp bán dẫn. Phát triển công nghiệp bán dẫn cũng là cơ hội để Việt Nam dựng lại ngành công nghiệp điện tử nước nhà (như thiết điện tử tiêu dùng, thiết bị điện tử y tế, thiết bị điện tử công nghiệp,...), nhất là khi ngành này đang bước vào giai đoạn chuyển đổi sang thiết bị điện tử AI, thiết bị IoT. Công nghiệp bán dẫn cũng là cốt lõi của công nghiệp chuyển đổi số. Việt Nam có tới 100 triệu dân, là một thị trường lớn, lại đang ở giai đoạn phát triển nhanh, công nghiệp hoá nhanh, chuyển đổi số nhanh, tiêu dùng điện tử nhiều, nên sẽ là một bối cảnh thuận lợi cho ngành công nghiệp bán dẫn nước nhà. “Không Make in Viet Nam thì Việt Nam không thể trở thành nước phát triển. Không Make in Viet Nam chúng ta không thể đi ra thế giới. Không Make in Viet Nam thì Việt Nam không thể tự cường. Không Make in Viet Nam thì Việt Nam không thể hùng cường thịnh vượng” - Bộ trưởng nói. Ông Cao Tường Huy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh phát biểu Ông Cao Tường Huy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh cho biết, cùng với phát triển kinh tế, tỉnh Quảng Ninh đặc biệt quan tâm đầu tư phát triển khoa học công nghệ và ứng dụng công nghệ thông tin. Có thể khẳng định đến thời điểm hiện tại, tỉnh Quảng Ninh bước đầu đã có những tiền đề quan trọng để tiếp tục xây dựng, chuẩn bị năng lực sẵn sàng tiếp cận với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Những năm qua, tỉnh Quảng Ninh đã tập trung đầu tư, triển khai Đề án xây dựng Chính quyền điện tử là nền tảng cốt lõi cho xây dựng chính quyền số; nâng cao hiệu lực hiệu quả hoạt động, công tác chỉ đạo, điều hành, phục vụ của chính quyền thông qua hệ thống hạ tầng, hệ thống thông tin dùng chung được triển khai sâu, rộng cả 3 cấp (tỉnh, huyện, xã) và kết nối liên thông với trục văn bản của Văn phòng Chính phủ... Năm 2023, tỉnh đã tiếp nhận 861.990 hồ sơ thủ tục hành chính, trong đó đã giải quyết 99,7% đúng hạn và trước hạn; trên 77% hồ sơ thực hiện qua dịch vụ công trực tuyến; 100% phí, lệ phí được thanh toán không dùng tiền mặt; tỷ lệ xử lý hồ sơ công việc toàn trình cả 3 cấp tỉnh Quảng Ninh đạt trên 82%, cao gấp 1,5 lần trung bình trung toàn quốc (tỷ lệ xử lý hồ sơ công việc toàn trình toàn quốc đạt gần 50%), trong đó: cấp xã đạt trên 75%, cấp huyện đạt trên 80%, cấp tỉnh đạt trên 85%. Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh đã ban hành Nghị quyết số 09 về chuyển đổi số toàn diện tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 trên ba trụ cột đó là: Chính quyền số - Kinh tế số - Xã hội số. Trong đó, kinh tế số được xác định là đột phá, cần được tập trung lãnh đạo chỉ đạo hoàn thành với mục tiêu đặt ra đến năm 2025, kinh tế số phải đạt 20% GRDP và đến năm 2030, kinh tế số phải đạt 35% GRDP của tỉnh. Đồng thời, đây cũng là một trong những chỉ tiêu quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu chuyển dịch mô hình phát triển từ “nâu” sang “xanh” của tỉnh.  

24 ngày trước

7590 lượt xem

Thanh toán không dùng tiền mặt tăng trưởng 50% trong năm 2023

24 ngày trước

7590 lượt xem

Tính đến cuối năm 2023, thanh toán không dùng tiền mặt đạt khoảng 11 tỷ giao dịch, tăng gần 50% so với năm 2022. Tổng giá trị giao dịch đạt hơn 200 triệu tỷ đồng… Thông tin trên được ông Phạm Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Thanh toán, Ngân hàng Nhà nước, chia sẻ tại buổi họp báo triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2024. THANH TOÁN QR CODE CHIẾM THẾ THƯỢNG PHONG Trong đó, thanh toán qua kênh internet đạt gần 2 tỷ giao dịch, với giá trị đạt trên 52 triệu tỷ đồng (tăng hơn 56 % về số lượng và 5,8% về giá trị so với năm 2022); qua kênh điện thoại di động đạt hơn 7 tỷ giao dịch với giá trị đạt hơn 49 triệu tỷ đồng (tăng hơn 61% về số lượng và gần 12% về giá trị); qua phương thức QR code đạt gần 183 triệu giao dịch, với giá trị đạt hơn 116 nghìn tỷ đồng (tăng gần 172 % về số lượng và hơn 74% về giá trị so với năm trước). Giá trị giao dịch qua ATM khoảng 2,6 triệu tỷ đồng, giảm hơn 9% so với 2022. Việc mở tài khoản trực tuyến được triển khai từ cuối tháng 3/2021, đến nay, gần 27 triệu tài khoản thanh toán được mở bằng phương thức điện tử (eKYC) đang hoạt động và 12,9 triệu thẻ đang lưu hành phát hành bằng eKYC. Mạng lưới ATM, POS được phủ sóng đến tất cả các tỉnh, thành trên cả nước, đến cuối tháng 11/2023, toàn thị trường có 21.014 máy ATM và 513.550 máy POS (tăng tương ứng 0,6% và 26,89% so với cùng kỳ năm 2022). Tính đến cuối tháng 12/2023, Ngân hàng Nhà nước đã cấp giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cho 51 tổ chức không phải là ngân hàng cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán trên thị trường. Trong đó, dịch vụ chuyển mạch tài chính và dịch vụ bù trừ điện tử: 1 tổ chức, dịch vụ cổng thanh toán điện tử; 49 tổ chức, dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ; 49 tổ chức, dịch vụ hỗ trợ chuyển tiền điện tử; 14 tổ chức và dịch vụ ví điện tử. Đến cuối năm 2023, số lượng ví điện tử đang hoạt động là 36,23 triệu ví (chiếm 63,23% trong tổng số gần 57,31 triệu ví điện tử đã được kích hoạt), với tổng số tiền trên các ví này là khoảng 2,96 nghìn tỷ đồng. Sau 2 năm thí điểm, Mobile Money đã có mức tăng trưởng tốt. Tại thời điểm cuối năm 2023, số lượng tài khoản đăng ký gần 6 triệu, trong đó gần 70% là tài khoản đăng ký ở vùng sâu, vùng xa, vùng hải đảo; tổng số lượng giao dịch khoảng 47 triệu, tổng giá trị giao dịch trên 2,4 nghìn tỷ đồng. Ba doanh nghiệp tham gia thí điểm Mobile Money (Viettel, VNPT, MobiFone) đã mở được 11.700 điểm kinh doanh; hơn 195.000 đơn vị chấp nhận thanh toán, tạo điều kiện để người yếu thế, ở vùng sâu vùng xa tiếp cận các dịch vụ tài chính. Ngày 18/11/2023, Chính phủ đã quyết định gia hạn thời gian thí điểm Mobile Money đến 31/12/2024 theo Nghị quyết số 192/NQ-CP. Trong đó, Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an, Bộ Tư pháp và cơ quan liên quan rà soát, nghiên cứu, báo cáo cấp có thẩm quyền về việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định về dịch vụ này trước tháng 5/2024. Để đảm bảo an toàn trong công tác thanh toán trực tuyến, ông Phạm Anh Tuấn cho biết, Ngân hàng Nhà nước đã ký kết với Bộ Công an tại Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ việc chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” (Đề án 06). Nhiều nội dung quan trọng đã được triển khai trong năm 2023 như phối hợp làm sạch dữ liệu của những người mở tài khoản thông qua cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; nghiên cứu, khai thác, sử dụng dữ liệu thông tin thông qua căn cước công dân gắn chip; nghiên cứu để sử dụng số định danh VNeID trong việc mở và sử dụng các dịch vụ từ ngân hàng. Vụ trưởng Vụ Thanh toán thông tin đến cuối năm 2023, Ngân hàng Nhà nước đã phối hợp với Cục C06 - Bộ Công an làm sạch trên 42 triệu hồ sơ khách hàng liên quan đến cơ sở thông tin tín dụng CIC. 53 tổ chức tín dụng đã phối hợp với các doanh nghiệp do bộ Công an cấp phép để nghiên cứu, phối hợp đưa các giải pháp, thiết bị để xác thực người dùng bằng thẻ Căn cước công dân gắn chip. 43 tổ chức tín dụng đã và đang triển khai kế hoạch làm sạch dữ liệu thông qua sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. KHÔNG CẦN XÁC THỰC SINH TRẮC HỌC KHI GIAO DỊCH THANH TOÁN Đi cùng với tốc độ tăng trưởng trong thanh toán không dùng tiền mặt nói trên là áp lực phòng ngừa gian lận trong giao dịch trực tuyến. Theo ông Phạm Anh Tuấn, tình trạng tài khoản ngân hàng, ví điện tử không chính chủ đang diễn biến phức tạp. Các ngân hàng thương mại ghi nhận tình trạng xuất hiện các trường hợp mua bán, thuê mượn tài khoản cho các đối tượng lừa đảo. Trong bối cảnh lừa đảo công nghệ cao ngày càng phức tạp, nhiều người dân không ý thức bảo vệ dữ liệu cá nhân. Một trong những giải pháp an toàn, bảo mật trong thanh toán trực tuyến và thanh toán thẻ ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước đưa ra là buộc xác thực sinh trắc học để xác định tài khoản chính chủ khi thực hiện giao dịch chuyển tiền, được quy định tại Quyết định 2345/QĐ-NHNN. Theo Quyết định 2345, giao dịch chuyển tiền ngân hàng (khác chủ tài khoản) hoặc nộp tiền vào ví điện tử trên 10 triệu đồng hoặc tổng giá trị giao dịch chuyển tiền, thanh toán trong ngày vượt quá 20 triệu đồng phải được xác thực bằng sinh trắc học (có thể dùng Căn cước công dân gắn chip, tài khoản VneID hoặc dữ liệu sinh trắc học lưu trong cơ sở dữ liệu của ngân hàng).  Quy định xác thực sinh trắc học chỉ áp dụng với các giao dịch chuyển tiền mà không áp dụng với các giao dịch thanh toán. Tất cả các giao dịch thanh toán đối với các đơn vị chấp nhận thanh toán, các điểm mua hàng do các tổ chức tín dụng, trung gian thanh toán đã xác thực thì không yêu cầu bên thanh toán phải xác thực sinh trắc học. Theo Ngân hàng Nhà nước, công nghệ này được đánh giá là hạn chế tối đa khả năng làm giả và có tính bảo mật cao nhất. Liên quan đến vấn đề này, một số tổ chức tín dụng lo ngại sẽ gặp khó khăn trong việc đầu tư công nghệ, hay đồng bộ cơ sở dữ liệu. Tuy nhiên, phía Ngân hàng Nhà nước cho rằng mục tiêu cao nhất của quy định trên là bảo vệ an toàn tài sản cho người sử dụng dịch vụ ngân hàng, do đó các tổ chức tín dụng phải phát huy trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ khách hàng. Hơn nữa, Quyết định 2345 quy định từ ngày 1/7/2024 mới đưa vào áp dụng, các tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt là từ ngày 01/01/2025, do đó đã đủ thời gian cho các tổ chức tín dụng nghiên cứu, trang bị, mua sắm. Lãnh đạo Vụ Thanh toán giải thích rõ, quy định trên chỉ áp dụng với các giao dịch chuyển tiền mà không áp dụng với các giao dịch thanh toán. Tất cả các giao dịch thanh toán đối với các đơn vị chấp nhận thanh toán, các điểm mua hàng do các tổ chức tín dụng, trung gian thanh toán đã xác thực thì không yêu cầu bên thanh toán phải xác thực sinh trắc học. “Ví dụ thanh toán tiền điện hàng trăm triệu, phí giao thông, nộp thuế, bảo hiểm… hàng trăm triệu, có điểm đến rõ ràng thì không yêu cầu xác thực sinh trắc học. Nhưng trường hợp chuyển tiền từ người A qua người B thì trên 10 triệu phải xác thực sinh trắc học thể hiện tôi là chủ tài khoản, tôi chuyển khoản tiền đó”, ông Tuấn giải thích. Vụ trưởng Vụ Thanh toán cho biết trong trường hợp chuyển khoản dưới 10 triệu đồng/lần và tổng số dư chuyển tiền dưới 20 triệu/ngày thì không yêu cầu xác thực sinh trắc học. Nếu vượt 20 triệu đồng/ngày thì giao dịch tiếp theo sẽ yêu cầu xác thực sinh trắc học. Nguồn: https://vneconomy.vn/

24 ngày trước

7248 lượt xem

"Dốc hết trái tim" để "Làm điều xuất sắc"

24 ngày trước

7248 lượt xem

“Baokim Awards” là giải thưởng thường niên của Công ty Cổ phần Thương mại Điện tử Bảo Kim, nhằm ghi nhận, tôn vinh những cá nhân xuất sắc của Baokim sau một năm làm việc.  Các giải thưởng của Baokim Awards được đặt tên theo chữ cái đầu của Baokim, tượng trưng cho những điều quý giá nhất của công ty. Giải thưởng dành cho ba nhân sự xuất sắc ở mọi cấp bậc, được đề cử và lựa chọn hàng năm. Sự xuất sắc có thể ở nhiều mặt, nhiều đóng góp khác nhau tùy theo vị trí công việc của mỗi người. Bởi vì ở Baokim, mỗi người đều có thể đóng góp và tỏa sáng theo cách của riêng mình, không phân biệt vị trí, cấp bậc, thâm niên và công việc mình làm. Năm 2023, ngoài ba giải chính là: Bảo Kiếm, Bảo Kỳ, Bảo Ngọc, công ty có thêm 6 giải phụ mang tên 6 giá trị cốt lõi của Baokim: Tận tâm - Sáng tạo - Đồng lòng - Cam kết - Tin cậy - Bền vững. Ngày 19/1/2024, giải thưởng Baokim Awards 2023 đã gọi tên 9 nhân sự xuất sắc trong nhiều lĩnh vực của Baokim, trong khuôn khổ đêm gala Thank You Party “Dốc hết trái tim”. Qua hai tuần phát động, BTC đã nhận về danh sách đề cử gồm 14 gương mặt sáng giá cho Baokim Awards. Sau khi cân nhắc và lựa chọn, BLĐ đã tìm ra 3 đại diện xuất sắc để trao giải Bảo Kiếm, Bảo Kỳ, Bảo Ngọc. Tại buổi Gala Thank You Party 2023, bộ ba đã chính thức được gọi tên trong sự vỡ òa của khán giả.

2 ngày trước

3254 lượt xem

Chúc mừng Đối tác của Baokim - Viettel Post chính thức niêm yết trên sàn HOSE

2 ngày trước

3254 lượt xem

Ngày 12/03/2024, Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) tổ chức Lễ trao quyết định niêm yết, chính thức đưa 121.783.042 cổ phiếu của Tổng Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel (Mã Ck: VTP) vào giao dịch. Viettel Post chính thức niêm yết trên sàn HOSE Theo đó, tổng giá trị chứng khoán niêm yết của Tổng Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel là 1.217.830.420.000 đồng, giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 65.400 đồng/cổ phiếu, biên độ giao động giá +/-20%. Tổng Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel (Viettel Post) có vốn điều lệ là 1.218 tỷ đồng và là đơn vị thành viên thuộc Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel). Sau 27 năm thành lập, Viettel Post đã hình thành hệ sinh thái logistics dựa trên nền tảng hạ tầng hiện đại, công nghệ cao, cung cấp đầy đủ dịch: chuyển phát, supply chain (kho, vận tải vận chuyển, forwarding…), thương mại điện tử xuyên biên giới… đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ logistics cho các khách hàng doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước. Năm 2023, Viettel Post đạt doanh thu 19.590 tỷ đồng, tăng trưởng 29%, cao nhất trong 5 năm qua, trong đó, lợi nhuận sau thuế đạt hơn 380 tỷ đồng, tăng 48% so với năm 2022. Kế hoạch 2024, Viettel Post đặt mục tiêu doanh thu 13.847 tỷ đồng, mục tiêu lợi nhuận sau thuế 384 tỷ đồng. Hiện, Baokim đang giúp Viettel Post tự động hóa thu các đơn hàng thương mại điện tử bằng mã QR với khối lượng giá trị giao dịch tới hơn 2000 tỷ/tháng. Việc sử dụng giải pháp Thu hộ bằng mã QR của Baokim Plus giúp Viettel Post tối ưu được luồng vận hành nội bộ do dòng tiền được tự động hóa trên hệ thống, đối soát tự động trên hệ thống, thông báo tự động cho shipper để xác nhận đã hoàn thành giao đơn hàng, và tự động trả tiền về cho Viettel Post luôn tại thời điểm đó (Realtime). Đồng thời, giảm tối đa thời gian, sức lực của hàng trăm nghìn shipper đang ngày đêm chuyển hàng khắp Việt Nam. Mô hình thu tiền thành công này của Viettel Post đã mở ra một con đường mới về tự động hóa nghiệp vụ thu tiền cho các nhà vận chuyển tại Việt Nam. Theo: https://thoibaotaichinhvietnam.vn    

Video

Podcast

HÔM NAY

PODCAST

Baokim Talk

Cập nhật tin tức, chia sẻ những câu chuyện về hoạt động Mua/Bán và trải nghiệm Thanh toán tại Việt Nam.

Podcast được phát hành 2 tuần/lần bởi Baokim