Xu hướng Thanh toán số nở rộ trong ngành Bảo hiểm Việt Nam 2021
2 năm trước
22822 lượt xem
Thanh toán số trở thành một trong những lựa chọn bắt buộc của các đơn vị bảo hiểm nếu muốn cạnh tranh tốt và tiếp tục phát triển trong những năm tới.
Từ năm 2021 trở về trước, thế giới chứng kiến sự biến động không ngừng về thiên tai, dịch bệnh với quy mô châu lục, quốc tế và tần suất ngày một gia tăng. Ngành Bảo hiểm chịu ảnh hưởng to lớn khi phí bồi thường của các hãng bảo hiểm lớn trên thế giới đạt mức kỷ lục nếu so sánh với nhiều thập kỷ trước đó. Sự tăng lên không ngừng của số lượng các vụ tranh chấp trong ngành bảo hiểm liên quan đến hỗ trợ chi phí nằm viện và bồi thường khiến ngành Bảo hiểm chịu tổn thất nặng nề. Theo tính toán của AIR Worldwide, đến cuối năm 2021, tổn thất được bảo hiểm trên toàn cầu có khả năng chạm tới 106 tỷ USD.
Ngành bảo hiểm Việt Nam chuyển mình để thích nghi với hoàn cảnh mới
Để thích nghi với hoàn cảnh mới, các hãng bảo hiểm nỗ lực đổi mới và cung cấp nhiều giải pháp bảo vệ khách hàng với các gói bảo hiểm thiết thực, đồng vai sát cánh với khách hàng để cùng chiến đấu trong trận chiến Covid, đồng thời, mở rộng hợp tác với các tổ chức phi bảo hiểm, cải tiến liên tục về quy trình mua – thanh toán phí bảo hiểm sao cho trải nghiệm của khách hàng nhanh chóng, liền mạch và thuận tiện hơn.
Trên thực tế tại Việt Nam, doanh thu phí bảo hiểm vẫn tăng trưởng mạnh mẽ bất chấp đại dịch. Tổng doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường ước đạt 217.338 tỷ đồng, tăng trưởng 16.71% so với cùng kỳ năm 2020, trong đó doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 57.880 tỷ đồng, tăng 3.98% so với cùng kỳ 2020; doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ ước đạt 159.458 tỷ đồng, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2020 (Theo số liệu ước tính của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam năm 2021).
Ngành bảo hiểm nhân thọ Việt Nam trong năm 2021 chứng kiến nhiều sự hợp tác ngoạn mục giữa các ông lớn trong ngành bảo hiểm và các tổ chức phi bảo hiểm. Tiêu biểu là thương vụ hợp tác giữa bảo hiểm nhân thọ AIA với sàn thương mại điện tử Tiki để mở rộng kênh liên kết giới thiệu và phân phối sản phẩm; thương vụ hợp tác giữa Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Quân đội (MIC) với Tổng Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel (Viettel Post) để triển khai thêm kênh bán bảo hiểm tại điểm bán; hay ký kết thỏa thuận hợp tác độc quyền và chiến lược toàn diện giữa Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện (PTI) và Công ty Cổ phần Tập đoàn Mai Linh để khai thác các sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ đối với xe ô tô, tài sản kỹ thuật, cháy nổ; hoặc thương vụ giữa Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng Hải Việt Nam (MSB) và Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam (Prudential Việt Nam) hợp tác chiến lược kinh doanh bảo hiểm qua ngân hàng.
Xu hướng số hóa kênh thanh toán của ngành Bảo hiểm trong năm 2021
Không chỉ tăng cường hợp tác toàn diện với các tổ chức phi bảo hiểm để đa dạng hóa kênh bán, các đơn vị bảo hiểm cũng tăng cường tối ưu trải nghiệm khách hàng để mang lại sự thuận tiện nhất trong tư vấn dịch vụ cũng như thanh toán các khoản phí bảo hiểm. Sự dịch chuyển này xuất phát từ sự thay đổi về nhu cầu và hành vi của khách hàng mua bảo hiểm trong những năm gần đây.
Theo nghiên cứu của SRI (Viện nghiên cứu thuộc Tập đoàn tái bảo hiểm Thụy Sỹ), đại dịch Covid đã làm thay đổi đáng kể nhận thức và thói quen chi trả của người dân cho bảo hiểm. Cho dù là hoạt động bán bảo hiểm, chăm sóc tư vấn sau bán, yêu cầu bồi thường hay tiện ích bổ sung, người dân đều coi việc trao đổi trực tuyến là cần thiết. Theo các cuộc khảo sát người tiêu dùng tại Châu Á Thái Bình Dương, 66% số người được hỏi coi các tính năng trực tuyến là tiêu chí chính để mua bảo hiểm nhân thọ và sức khỏe, 42% những người được hỏi thích mua các sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ trực tuyến.
Từ năm 2020 tới 2021, Công ty Cổ phần Thương mại Điện tử Bảo Kim (Baokim) – một đơn vị cung cấp dịch vụ trung gian thanh toán đã đồng loạt nhận được sự hợp tác để triển khai các kênh thanh toán trực tuyến từ các đơn vị bảo hiểm, tiêu biểu như Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ MB Ageas (MBAL) , Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện (PTI), Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Bảo hiểm Việt Nam (BIC).
Giao diện thanh toán trực tuyến khi khách hàng mua bảo hiểm của BIC.
Theo đó, Baokim cung cấp các dịch vụ hạ tầng kỹ thuật như Cổng thanh toán, Hỗ trợ Thu hộ, Hỗ trợ Chi hộ cho các đơn vị bảo hiểm. Cụ thể, với những dịch vụ này, khách hàng của các đơn vị bảo hiểm dễ dàng tra cứu thông tin phí bảo hiểm và thực hiện mua bảo hiểm cũng như thanh toán phí bảo hiểm cho các đơn vị bảo hiểm bằng Thẻ ATM, Thẻ tín dụng quốc tế, QR code, hoặc có thể Chuyển khoản, Trả phí tại các điểm thu hộ liên kết. Các Nhân viên kinh doanh, các Đại lý, Cộng tác viên bảo hiểm cũng có thể nhân tiền hoa hồng bán bảo hiểm hoặc tiền chi trả bồi thường từ các đơn vị bảo hiểm thông qua dịch vụ Hỗ trợ Thu hộ/Hỗ trợ Chi hộ mà Baokim cung cấp.
Giao diện Cổng thanh toán trực tuyến của MBAL.
Việc ứng dụng thanh toán trực tuyến vào ngành bảo hiểm giúp tăng sự minh bạch trong thanh toán, nhanh chóng trong giao dịch, và gia tăng trải nghiệm trên cả nền tảng web và app của các đơn vị bảo hiểm. Đồng thời, giúp các đơn vị gia tăng doanh thu qua các kênh bán bảo hiểm online, gạch nợ và bồi thường tự động, từ đó tối ưu vận hành, tiết kiệm thời gian, đồng thời hạn chế biến thủ tài sản.
Baokim cung cấp giải pháp thanh toán toàn diện cho các Công ty Bảo hiểm, góp phần quan trọng trong việc tăng tốc độ kinh doanh và tăng tính cạnh tranh nhờ tự động hóa quy trình chi trả bồi thường, cung cấp mở rộng phương thức thanh toán nộp tiền cho Đại lý, Khách hàng, chi trả hoa hồng tức thời,… đồng thời cung cấp các giải pháp thanh toán trả góp, giúp người mua bảo hiểm tiếp cận các gói bảo hiểm có giá trị khi chưa đủ khả năng tài chính.. Để được tư vấn miễn phí về các dịch vụ thanh toán dành cho ngành Bảo hiểm, vui lòng liên hệ: Hotline: 024.071.78999 Email: info@baokim.vn Website: www.baokim.vn Trụ sở: Tầng 3, Hà Thành Plaza, 102 Thái Thịnh, Quận Đống Đa, Hà Nội. |