Top 5 hình thức thanh toán trực tuyến tại Việt Nam

2 năm trước

19430 lượt xem

Sự phát triển không ngừng nghỉ của khoa học công nghệ hiện đại đã giúp mọi thứ trở nên dễ dàng và đơn giản hơn. Hình thức thanh toán trực tuyến cũng vì thế mà ra đời và đang dần trở nên phổ biến trên thị trường Việt Nam. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về 5 hình thức thanh toán trực tuyến phổ biến tại Việt Nam và những điều bạn nên biết khi sử dụng dịch vụ thanh toán trực tuyến. 

Mục lục

1. Thanh toán trực tuyến là gì?

2. Top 5 hình thức thanh toán trực tuyến phổ biến 

3. Những lợi ích của thanh toán trực tuyến

4. Một số hạn chế khi thanh toán trực tuyến

5. Lời kết 

Thanh toán trực tuyến là gì?

Thanh toán trực tuyến là mô hình giao dịch không sử dụng tiền mặt. Hiểu một cách đơn giản thì đây là quá trình giao dịch trên môi trường internet, người dùng có thể thực hiện hoạt động chuyển, thanh toán, nạp, rút tiền, ... Vì thế, ngoài các thiết bị di động, người dùng có thể thanh toán hàng hóa hay dịch vụ trên các website bán hàng và có kết nối với các cổng thanh toán thương mại điện tử.

Để có thể tham gia thanh toán trực tuyến, bạn cần phải có tài khoản ngân hàng hoặc tài khoản sử dụng trên một dịch vụ trung gian nào đó mà có liên kết với tài khoản ngân hàng của mình. Đây chính là hình thức thanh toán của tương lai vì giúp giảm thiểu rủi ro, chi phí, gia tăng sự tiện lợi của doanh nghiệp với khách hàng.

Sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam năm 2020 - Bộ công thương đưa ra thống kê về những hình thức thanh toán trực tuyến được ưu tiên lựa chọn như sau: 

  Biểu đồ thống kê hình thức thanh toán được ưu tiên lựa chọn        (Nguồn: Sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam năm 2020)

  Biểu đồ thống kê hình thức thanh toán được ưu tiên lựa chọn 
(Nguồn: Sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam năm 2020)

Top 5 hình thức thanh toán trực tuyến phổ biến 

Thanh toán trực tuyến qua thẻ ATM 

Thanh toán trực tuyến qua ATM là phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, thông qua thẻ ATM bạn có thể giao dịch và thanh toán bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu chỉ trong một vài thao tác cực kỳ đơn giản. Việc thanh toán bằng thẻ ATM hoàn toàn không mất phí, người dùng khi thanh toán chỉ cần trả đúng số tiền mà mình mua sắm được ghi trong hóa đơn. Sau khi hoàn thành giao dịch, chủ thẻ sẽ nhận được SMS từ ngân hàng, giúp bảo mật thông tin giao dịch. 

Thanh toán trực tuyến bằng thẻ ATM được tiến hành thực hiện theo các bước sau đây:

  • Bước 1: Chọn sản phẩm bạn cần giao dịch, sau đó lựa chọn hình thức thanh toán bằng thẻ ATM.
  • Bước 2: Xác thực tài khoản thẻ. Khách hàng điền đầy đủ các thông tin để hệ thống xác thực tài khoản của mình, bao gồm: Tên chủ thẻ không dấu, số thẻ gồm 16 số, ngày phát hành được in trên mặt thẻ.
  • Bước 3: Xác thực bằng mã OTP được gửi tới điện thoại hoặc email mà bạn sử dụng để mở tài khoản ngân hàng. 
  • Bước 4: Nhấn thanh toán và nhận kết quả giao dịch

Thanh toán trực tuyến qua thẻ tín dụng

Thẻ tín dụng (credit card) là thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch trong phạm vi hạn mức tín dụng đã được cấp theo thỏa thuận với tổ chức phát hành thẻ. Nói một cách đơn giản, thẻ tín dụng là loại thẻ giúp bạn mua hàng trước và thanh toán lại cho ngân hàng sau.

Bạn có thể sử dụng thẻ tín dụng để mua hàng trực tuyến, thanh toán các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ tại cửa hàng, đại lý, nhà hàng, khách sạn mà có chấp nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng và trả lại số tiền này sau một khoảng thời gian nhất định.

Với cách thanh toán này, người mua hàng online có thể dễ dàng thực hiện các giao dịch trực tuyến với các nhà cung cấp một cách nhanh chóng và tiện lợi mọi lúc mọi nơi. Thanh toán bằng thẻ giúp tránh được những rủi ro khi giao dịch bằng tiền mặt như là: tiền giả, trộm cướp khi giao dịch với số tiền lớn, ... 

Hình thức thanh toán trực tuyến qua thẻ hiện có 02 loại:

  • Thanh toán bằng thẻ tín dụng hoặc ghi nợ quốc tế: 

Tính đến năm 2017, Việt Nam có tổng 34 ngân hàng phát hành thẻ tín dụng: MB, VIB, Sacombank, Vietinbank, BIDV, Vietbank, HDBANK, Techcombank, MSB, Eximbank, ACB, ABB, ANZVL, Viet Capital Bank, Bac A Bank, LPB, HLBVN, PVcomBank,  EAB, Seabank, HSBC, Nam A Bank, Vietcombank, Shinhan Bank, HD Bank, OCB, SCBVL, NCB, SCB, SGB, SHB, TP Bank, VIETA Bank, VP Bank. 

  • Thanh toán bằng thẻ ghi nợ nội địa:

Hình thức thanh toán bằng thẻ này chưa thực sự phổ biến tại Việt Nam nhưng đã được sử dụng rộng rãi ở nước ngoài. Với cách thanh toán này, các chủ thẻ có thể thanh toán trực tuyến với các website đã kết nối với các ngân hàng có chấp nhận thanh toán bằng thẻ ghi nợ nội địa. Tại Việt nam đang có 4 loại thẻ quốc tế: Visa/Master/JCB/AMEX và hiện có 48 ngân hàng đang phát hành thẻ nội địa. 

Thanh toán qua QR Pay 

Thanh toán qua QR Pay là phương thức thanh toán bằng cách quét mã vạch QR (QR Code) từ ứng dụng di động để trả tiền cho sản phẩm, dịch vụ trên trang, mua hàng online, trung tâm thương mại, cửa hàng, các sàn thương mại điện tử hay ứng dụng đặt đồ ăn, ...giúp người dùng thanh toán dễ dàng và tiện lợi.

Mã QR sẽ được tạo online cho từng đơn hàng hoặc in sẵn cho từng sản phẩm, thường được hiển thị dưới hình thức ô vuông màu đen trên nền trắng, chứa nhiều ký tự lạ chồng chéo. Một mã QR bao gồm nhiều thông tin như địa chỉ website (URL), thông tin liên hệ, tin nhắn, ký tự văn bản, thẻ ngân hàng …

Khách hàng chỉ cần đưa điện thoại ra và quét mã QR qua ứng dụng Mobile  Banking (Ngân hàng di động) và thanh toán tại các điểm bán hàng mà không cần dùng tiền mặt hay thẻ. Ngoài ra, QR Pay còn có tính an toàn, bảo mật cao giúp người dùng yên tâm sử dụng mà không gặp nhiều nguy cơ, rủi ro. Ưu điểm lớn nhất của hình thức này là không cần nhập thông tin thẻ/ tài khoản và chỉ cần giao dịch trong vài giây. 

Tính đến năm 2021, có tổng 18 ngân hàng hỗ trợ thanh toán bằng QR Pay: Vietcombank, VietinBank, BIDV, VPBank, TP Bank, Techcombank, Agribank, Sacombank, Bản Việt, SHB, VIB, MBBank, HDBank, SCB, Viet Capital Bank, Nam A Bank, Eximbank, Bac A Bank.

Thanh toán chuyển khoản ngân hàng 

Thanh toán bằng chuyển khoản ngân hàng là hình thức thanh toán cho phép người mua thanh toán sản phẩm, dịch vụ mà mình mong muốn với đơn vị cung cấp thông qua giao dịch chuyển khoản ngân hàng. Hiểu một cách đơn giản, thanh toán chuyển khoản có nghĩa là bạn sẽ tiến hành thanh toán đơn hàng của mình bằng cách chuyển số tiền cần thanh toán vào tài khoản ngân hàng của người bán.

Với hình thức thanh toán này chỉ nên thực hiện khi mua hàng tại các website lớn và có uy tín hoặc hai bên là khách quen của nhau. Bên cạnh lợi ích nó mang lại là người mua và người bán có thể thanh toán tiền cho nhau khi ở xa nhau thì nó cũng những rủi ro cho người mua, khi người bán không giao hàng hoặc giao hàng kém chất lượng, không như cam kết khi khi rao bán và khó có thể đổi lại được hàng hóa nếu không ưng ý.

Thanh toán trực tuyến qua Ví điện tử 

Ví điện tử được biết đến là một tài khoản online được thiết lập khi tải ứng dụng về trên điện thoại smartphone của bạn. Ví điện tử với rất nhiều tính năng tiện ích giúp bạn có thể thanh toán các hóa đơn tại nhà (tiền điện, tiền nước, cước phí điện thoại, mua hàng, thanh toán booking vé máy bay, booking khách sạn, …) hoặc có thể thanh toán các dịch vụ khác như thanh toán vé xem phim, thanh toán thẻ game, nạp card điện thoại, trả tiền mua sắm online hoặc bên cạnh đó bạn còn có thể nhận hay chuyển tiền cho các người dùng sử dụng khác thông qua các ví điện tử. Ngày nay, khi sử dụng dịch vụ  thanh toán trực tuyến bằng Ví điện tử, người dùng bắt buộc dùng điện thoại thông minh có tích hợp ví điện tử và có liên kết với ngân hàng. 

Ví điện tử được phân thành 2 loại chính:

  • Ví điện tử trong nước (nội địa): MoMo, Airpay, Ngân lượng, ZaloPay, Baokim, BankPlus, Payoo, VTC Pay, ...Đây là những loại ví điện tử được thành lập bởi các công ty trong nước và được ưu tiên sử dụng phổ biến trong phạm vi trong nước.
  • Ví điện tử quốc tế: PayPal (phổ biến nhất), LiqPay, AlertPay, Moneybookers, ...

Những lợi ích khi thanh toán trực tuyến

Sử dụng hình thức thanh toán trực tuyến đem lại rất nhiều lợi ích ưu Việt cho người dùng, điển hình là: 

Nhanh chóng, tiện dụng, tiết kiệm thời gian 

Giao dịch trực tuyến nhanh chóng, thuận tiện giúp tiết kiệm thời gian và chi phí đáng kể so với thanh toán giao dịch truyền thống. Người dùng chỉ cần sử dụng thiết bị di động có kết nối internet là có thể dễ dàng thanh toán hóa đơn điện, nước, thanh toán cước Internet, … hoặc bất cứ hóa đơn/ dịch vụ số/hàng hóa số nào. 

Khả năng bảo mật cao

Tính bảo mật cao trong những lần giao dịch thanh toán với 2 lớp bảo mật gồm mật khẩu đăng nhập tài khoản ngân hàng và mã OTP gửi về điện thoại. Từ đó người dùng có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng hình thức dịch vụ trung gian này.  

Dễ dàng kiểm soát tài chính

Những hóa đơn được thanh toán trước đó sẽ được lưu lại tự động trong lịch sử giao dịch của người dùng. Người dùng có thể kiểm tra biến động số dư bất cứ lúc nào để kiểm soát tài chính của mình tốt hơn, từ đó giúp cân đối tài chính hợp lý.

Chuyên nghiệp trong kinh doanh

Người tiêu dùng hiện đại thường xuyên sử dụng internet banking, ví điện tử, mã QR, …để thanh toán trực tuyến. Bởi lẽ đó, doanh nghiệp muốn phát triển và cạnh tranh trên thị trường, ngoài việc tạo niềm tin cho khách hàng về chất lượng dịch vụ thì sự đa dạng trong hình thức thanh toán cũng là một lợi thế giúp doanh nghiệp trở nên chuyên nghiệp hơn trong mắt người tiêu dùng.

Tăng lượng khách hàng

Khách hàng cực kỳ đa dạng và phần lớn người dùng hiện nay đều mở tài khoản tại ngân hàng và họ thường thanh toán bằng thẻ tín dụng khi mùa hàng. Nếu trang web tích hợp thanh toán trực tuyến sẽ dễ dàng thu hút thêm lượng khách hàng thực hiện giao dịch mua sắm.

Hạn chế rủi ro

Tính bảo mật cao của quá trình thanh toán trực tuyến sẽ giúp người tiêu dùng an tâm hơn khi giao dịch thanh toán. Bên cạnh đó, hạn chế được những rủi ro không mong muốn như thiếu tiền, quên ví, mất ví, …

Một số hạn chế khi thanh toán trực tuyến

Mặc dù dịch vụ thanh toán trực tuyến mang lại rất nhiều lợi ích cho người sử dụng, tuy nhiên không phải là không có những rủi ro nhất định bạn cần biết:

Nguy cơ rò rỉ thông tin tài khoản

Theo thói quen, bạn thường chọn mật khẩu trùng với các tài khoản khác, trùng tên đăng nhập, gồm một dãy số liên tiếp hay những ngày kỷ niệm dễ nhận biết như ngày sinh, ngày cưới, ... Một khi lộ mật khẩu, toàn bộ các tài khoản liên quan của bạn đều có nguy cơ bị đánh cắp. Hãy thay đổi thói quen bằng cách dùng mật khẩu khác nhau cho từng tài khoản quan trọng. Sự kết hợp giữa ký tự đặc biệt thường được cho phép như dấu “*”, “!”, “@“, … cùng chữ in hoa, chữ thường, chữ số là phương pháp hữu ích giúp tăng “độ mạnh” cho mật khẩu.

Để tránh rò rỉ thông tin, bạn nên thường xuyên cập nhật hệ điều hành và trình duyệt phiên bản mới nhất. Việc này giúp khắc phục các lỗ hổng bảo mật trong phiên bản cũ, loại bỏ nguy cơ lây nhiễm virus và mã độc xâm nhập.

Nguy cơ mất tiền

Nguy cơ mất tiền trong một số trường hợp xảy ra lỗ hổng của hệ thống (Ví dụ: hệ thống đã báo chuyển tiền thành công, nhưng đầu bên kia vẫn không nhận được tiền thanh toán). Việc kiểm tra lịch sử giao dịch giúp hạn chế mức thấp nhất các rủi ro trong các hoạt động thanh toán trực tuyến. Bạn có thể đăng ký tính năng thông báo biến đổi giao dịch 24/7 qua SMS để quản lý giao dịch từ xa kịp thời và hiệu quả. Khi phát hiện giao dịch bất thường, bạn cần nhanh chóng gọi đến ngân hàng để chặn ngay giao dịch và khóa thẻ.

Bạn nên tránh tối đa giao dịch nơi công cộng đông người, kết nối wifi không ổn định làm giao dịch bị gián đoạn. Vì thế, nếu cần giao dịch gấp, bạn nên dùng mạng 3G, 4G của nhà mạng đáng tin cậy để nâng cao tính bảo mật và bảo vệ an toàn cho tài khoản của bạn.

Lời kết

Việt Nam đang tiến tới một xã hội không sử dụng tiền mặt. Trong bối cảnh dịch bệnh Covid đang hoành hành thì thanh toán trực tuyến càng chứng minh được những ưu điểm vượt trội so với các giải pháp thanh toán truyền thống. Nếu người sử dụng có những kiến thức và cẩn thận khi sử dụng thanh toán trực tuyến thì đây thực sự là một hình thức thanh toán với những lợi ích tuyệt vời và hữu ích trong thời đại công nghệ hiện nay.

TIN LIÊN QUAN

15 ngày trước

228 lượt xem

CẢNH BÁO ỨNG DỤNG, WEBSITE GIẢ MẠO TỔ CHỨC TÍN DỤNG

Kính gửi Quý Đối tác/Khách hàng, Baokim nhận được Công văn số 464/CNTT8 (“Công văn số 464”) ngày 20/3/2024 của Cục Công nghệ thông tin – Ngân hàng Nhà nước Về việc cảnh báo xuất hiện ứng dụng, website giả mạo tổ chức tín dụng. Để việc thanh toán được an toàn, bảo mật, Baokim xin gửi tới Quý Đối tác/Khách hàng một số lưu ý sau: 1. Lưu ý về Kênh hỗ trợ chính thống từ Baokim Hiện tại, có nhiều nguy cơ, rủi ro kẻ xấu giả mạo nhân viên Baokim hoặc tổ chức tín dụng đang hợp tác với Baokim để tiếp cận, hướng dẫn, yêu cầu người dùng truy cập website giả mạo, cài đặt ứng dụng giả mạo, độc hại với mục đích lừa đảo chiếm đoạt tiền, đánh cắp thông tin. Baokim khẳng định đang sử dụng các kênh thông tin chính thống sau: Website: www.baokim.vn; www.plus.baokim.vn. Email Chăm sóc khách hàng: hotrokhachhang@baokim.vn Số hotline Chăm sóc khách hàng: 024.710.78.999 Fanpage: https://www.facebook.com/baokim.thanhtoangiandon Youtube: https://www.youtube.com/@baokim7982 Zalo OA: https://zalo.me/1652197114213727558 Ngoài các kênh chính thống này, Baokim không có bất kỳ một kênh truyền thông thông tin nào khác. 2. Baokim khuyến cáo Quý Đối tác/Khách hàng nên kiểm chứng thông tin, chính sách qua các kênh chính thống, ví dụ: gọi xác minh với Tổng đài hỗ trợ được công bố chính thức của Baokim khi Quý Đối tác/Khách hàng nhận được thư hoặc thông báo lạ. Baokim khuyến nghị Quý Đối tác/Khách hàng kiểm chứng thông tin về website tại dịch vụ Danh sách Website giả mạo/đen của Bộ Thông tin và Truyền thông. 3. Quý Đối tác/Khách hàng nên xem xét không thực hiện việc gửi thông tin có kèm các đường link qua các kênh thông tin ngoài ứng dụng giao dịch chính thống (như qua thư điện tử, tin nhắn SMS,…), đồng thời Quý Đối tác/Khách hàng không bấm, truy cập website/link hoặc cài đặt ứng dụng bất thường, nghi ngờ. 4. Trong trường hợp Quý Đối tác/Khách hàng bị lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, Quý Đối tác/Khách hàng nên trình báo cơ quan chức năng của Bộ Công an để nhận được sự hỗ trợ, tiến hành thủ tục điều tra, khắc phục hậu quả (nếu có). Trân trọng, Baokim

11 ngày trước

514 lượt xem

Chúc mừng Đối tác của Baokim - Viettel Post chính thức niêm yết trên sàn HOSE

Ngày 12/03/2024, Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) tổ chức Lễ trao quyết định niêm yết, chính thức đưa 121.783.042 cổ phiếu của Tổng Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel (Mã Ck: VTP) vào giao dịch. Viettel Post chính thức niêm yết trên sàn HOSE Theo đó, tổng giá trị chứng khoán niêm yết của Tổng Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel là 1.217.830.420.000 đồng, giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 65.400 đồng/cổ phiếu, biên độ giao động giá +/-20%. Tổng Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel (Viettel Post) có vốn điều lệ là 1.218 tỷ đồng và là đơn vị thành viên thuộc Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel). Sau 27 năm thành lập, Viettel Post đã hình thành hệ sinh thái logistics dựa trên nền tảng hạ tầng hiện đại, công nghệ cao, cung cấp đầy đủ dịch: chuyển phát, supply chain (kho, vận tải vận chuyển, forwarding…), thương mại điện tử xuyên biên giới… đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ logistics cho các khách hàng doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước. Năm 2023, Viettel Post đạt doanh thu 19.590 tỷ đồng, tăng trưởng 29%, cao nhất trong 5 năm qua, trong đó, lợi nhuận sau thuế đạt hơn 380 tỷ đồng, tăng 48% so với năm 2022. Kế hoạch 2024, Viettel Post đặt mục tiêu doanh thu 13.847 tỷ đồng, mục tiêu lợi nhuận sau thuế 384 tỷ đồng. Hiện, Baokim đang giúp Viettel Post tự động hóa thu các đơn hàng thương mại điện tử bằng mã QR với khối lượng giá trị giao dịch tới hơn 2000 tỷ/tháng. Việc sử dụng giải pháp Thu hộ bằng mã QR của Baokim Plus giúp Viettel Post tối ưu được luồng vận hành nội bộ do dòng tiền được tự động hóa trên hệ thống, đối soát tự động trên hệ thống, thông báo tự động cho shipper để xác nhận đã hoàn thành giao đơn hàng, và tự động trả tiền về cho Viettel Post luôn tại thời điểm đó (Realtime). Đồng thời, giảm tối đa thời gian, sức lực của hàng trăm nghìn shipper đang ngày đêm chuyển hàng khắp Việt Nam. Mô hình thu tiền thành công này của Viettel Post đã mở ra một con đường mới về tự động hóa nghiệp vụ thu tiền cho các nhà vận chuyển tại Việt Nam. Theo: https://thoibaotaichinhvietnam.vn